YOMEDIA
NONE

Phân tích phạm trù hình thái kinh tế – xã hội. Đảng ta vận dụng lý luận hình thái kinh tế – xã hội trong sự nghiệp đổi mới như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1. Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội:

    Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của CNDVLS  dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với LLSX ở một trình độ nhất định và với một KTTT được xây dựng lên trên những QHSX đó.

    Phân tích: Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội có các đặc trưng: là một chỉnh thể sống, vận động, có cơ cấu phức tạp. Trong đó có 3 mặt cơ bản, phổ biến nhất là: LLSX, QHSX và KTTT. Các mặt đó gắn bó, tác động biện chứng tạo nên những quy luật phổ biến của sự vận động, phát triển xã hội.

    + Trong các yếu tố cơ bản cấu thành hình thái kinh tế – xã hội thì LLSX là nền tảng vật chất kỹ thuật của mọi hình thái kinh tế – xã hội, QHSX là cơ sở kinh tế, CSHT của xã hội là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội với xã hội khác. KTTT có chức năng, vai trò duy trì, bảo vệ, phát triển CSHT và các mặt của đời sống xã hội.

    * Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, vì:

    + Con người tạo nên lịch sử của mình, nhưng không phải theo ý muốn chủ quan mà theo quy luật khách quan. Đó là hoạt động của họ, tuy do ý thức chỉ đạo, nhưng lại diễn ra trong một hoàn cảnh khách quan nhất định mà họ hải tích ứng.

    + Trong các quan hệ xã hội khách quan lại tạo nên hoàn cảnh thì quan hệ kinh tế xét đến cùng là quan hệ quyết định và quan hệ kinh tế đó lại dựa trên một trình độ nhất định của LLSX.

    + Sự phát triển của hình thái kinh tế do sự tác động của các quy luật phổ biến khách quan là quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX,  quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT.

    + Sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên vừa bao hàm sự phát triển tuần tự theo xu hướng tổng quát chung, vừa bao hàm khả năng một quốc gia này hay một quốc gia khác trong tiến trình phát triển của mình có thể bỏ qua một chế độ này để lên một chế độ xã hội khác cao hơn (lấy ví dụ đối với lịch sử thế giới và Việt Nam).

    2. Sự vận dụng của Đảng ta:

    + Lý luận về hình thái kinh tế – xã hội nói chung và nguyên lý về sự phát triển các hình thái kinh tế, là một quá trình lịch sử tự nhiên giúp chúng ta có một cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức xã hội, quy luật phát triển của nó, chống CNDT, CNDV máy móc về xã hội.

    + Đảng ta nhất quán cho rằng, trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, mở đầu bằng Cách mạng tháng 10 Nga, việc Việt Nam đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN là sự chọn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển lịch sử nhân loại và đất nước ta (Phân tích những khó khăn, thuận lợi và bài học của 10 năm đổi mới ở nước ta).

    + Để tiến lên một xã hội mới – xã hội XHCN, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ LLSX, tiến hành CNH-HĐH, từng bước thiết lập QHSX XHCN từ thấp đến cao phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và củng cố, hoàn thiện KTTT XHCN.

    Đảng ta cho rằng, theo quy luật phát triển các hình thái kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, phải làm cho kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Xây dựng KTTT XHCN, xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm  nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng.

      bởi Nguyễn Thị Thúy 22/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF