YOMEDIA
NONE

Phân tích những đặc điểm của xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • –              Tổ chức thành các lãnh địa:

    + Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

    + Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

    + Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đời, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại…, có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đời kiên cố. Đâ”t khẩu phần ở xung quanh pháo đời được lãnh chúa giao cho nông nô cởy cấy và thu tô thuế.

    –              Đặc điểm kinh tế: Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng và đóng kín, tự cấp, tự túc.

    + Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.

    + Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cởy cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Ngoài sản xuất lương thực, thực phẩm, nông nô còn dệt vải, may quần áo, làm giởy dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

    + Lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở bên ngoài, trừ một vài mặt hàng nhu yếu phẩm như muôi, sắt,… và xa xỉ phẩm như tơ lụa, đồ trang sức,…

    + Trong thời gian đầu thời sơ kì trung đại, công cụ lao động của người nông nô rất thô kệch; khoảng từ thế kỉ IX trở đi, công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp có tiến bộ.

    + Trong lãnh địa, thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp; việc trao đổi buôn bán đóng vai trò rất thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa. Mỗi gia đình nông nô đều làm thếm một số nghề phụ như: dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,…

    + Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, mộc, thuộc da, đồ gôm, may mặc,…

    –              Tổ chức chính trị: Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.

    + Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họ nắm toởn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của minh.

    + Nhà vua ban cho các lãnh chúa quyền “miễn trừ” (không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa), thực chất là ban cho lãnh chúa quyền cai trị ở địa phương như một nước nhỏ, cổ cjuân đội, tòa án, có luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiên tệ* cân đong, đo lường riêng.

    + Mỗi lãnh địa như một pháo đời kiên cố, bât khả xâm phạm; tường ngoài được xây dựng bằng đá hoặc gạch, chung quanh có hào sâu, lũy cao che chà. Mỗi lãnh địa có một đội kị sĩ bảo vệ với mộc sắt, gươm nặng, giáo dởi.

    + Tuy vậy, giữa các lãnh chúa vẫn có quan hệ nhất định. Đó là quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần. Lãnh chúa nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Nhưng mỗi lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn và là người trực tiếp phong cấp ruộng đất cho minh chứ không chịu tuân lệnh những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn. Dưới chế độ phong kiên phân quyền như thế, quyền lực của nhà vua hết sức yếu ớt.

    –              Quan hệ trong lãnh địa:

    + Lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắt, đua ngựa và thi đáu võ, tổ chức yến tiệc linh đình,..: Bóc lột nặng nề và đói xử hết sức tởn nhẫn với nông nô.

    + Nông nô: là những người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, thuế cưới xin,…)- Đời sống của nông nô khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập,…

      bởi Huy Hạnh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF