YOMEDIA
NONE

Phân tích những đặc điểm của vốn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn nổ với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên một lối sống và cách ứng xử riêng. Giáo dục Nho học từng bước phát triển, vừa góp phần nâng cao dân trí, vừa tạo nên các thế hệ trí thức có phẩm chất, có tinh thần dân tộc sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh của đất nước.

    –              Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết riêng (Nôm, Chăm…) để ghi chép, sáng tác thơ văn.

    –              Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca, phú, kịch, truyện kí… vừa mang đậm tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào, vừa ngày cởng hoàn thiện, lưu truyền lâu dởi. Đặc biệt, hình thành cả một trào lưu văn học dân gian phong phú với đủ các thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện kí…

    –              Nghệ thuật dân tộc hình thành và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú ở đủ mọi lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc tạc tượng, đúc chuông, chèo tuồng, ca hát, đàn sáo… với hàng loạt thành tựu tinh tế, độc đáo mang đậm tính dân tộc.

    –              Hàng loạt các thành tựu khoa học được truyền lại như các bộ lịch sử dân tộc, các bộ địa lí lịch sử, bản đồ đất nước, những tác phẩm y dược dân tộc, triết học, văn hóa học… khẳng định sự tồn tại một nền văn hóa dân tộc rất đáng tự hào.

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON