YOMEDIA
NONE

Lập bảng so sánh về nhà nước Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV) với nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX).

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Bảng so sánh về nhà nước Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV) với nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

    Thành lập –    Năm 1428, khởi nghĩa Làm Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, sáng lập ra nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long.

    –    Những năm 60 thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông (1460 1 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.

    1 Năm 1802, sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

    Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính.

    Chính quyền trung ương – Vua đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc; bãi bỏ các chức Tể tướng, Đại hành khiển.

    -Thành lập sáu bộ, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua.

    – Ngự sử đời, Hàn lâm viện được duy trì và có quyền hành cao hơn trước.

    –  Thời Gia Long, vua đứng đầu, quyết định mọi yiệc. Dưới vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

    –   Đến thời Minh Mạng, ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

    – Không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ vua.

    Chính

    quyền

    địa

    phương

    Bỏ các đạo, lộ cũ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên đều cổ ba ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và kiện tụng. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã. –   Vua Gia Long chia đất nước thành ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh do triều đình trực tiếp cai quản.

    –   Trong hai năm 1831 – 1832, Ị vua Minh Mạng chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

     
    Luật pháp Ban hành một bộ luật mới với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
    Quân đội Tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông”, được trang bị vũ khí đầy đủ. Xây dựng đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh), Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vũ khí và một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.
      bởi Bánh Mì 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON