YOMEDIA
NONE

Hãy phác hoạ những nét chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Hãy phác hoạ những nét chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

    • Giai đoạn 1: (từ ngày 14- 7- 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792): là giai đoạn thống trị của phái lập hiến với các sự kiện chủ yếu sau:
      • Sự kiện pháo đài Basille, hiện thân của chế độ bạc nhược chuyên chế, bị lọt vào tay quân chúng cách mạng ngày 14/07/1789, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến đồng thời mở đầu cho chế độ tự do.
      • Ngày 26/08/1789, quốc hội lập hiến thông qua hiến pháp, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khâu hiệu nội chiến: “ Tự do – bình đẳng- bác ái”, được coi là văn kiện khai tử cho chế độ cũ, đồng thời là cương lĩnh của chế độ mới. Đây là 1 văn kiện có giá trị lớn đối với nước Pháp và thế giới.
      • Để xoa dịu phong trào đấu tranh của nông dân quốc hội lập hiến, đã ban hành các chính sách về ruộng đất, thủ công nghiệp và chính sách đối với nhà thờ. Tuy vậy tầng lớp đại tư sản vẫn lo sợ phong trào đấu tranh của nhân dân muốn thỏa hiệp với nhà vua Louis XVI.
      • Ngày 03/09/1791 quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp xác lập nền chuyên chính Tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến, đại đa số nhân dân không có quyền chính trị, phụ nữ không có quyền bầu cử, công nhân không có quyền đìnhi công, sau đó quốc hội tuyên bố tự giải tán nhường chổ cho quốc hội lập pháp vừa mới được bầu theo quy định hiến pháp 1791.
      • Đến năm 1791 những vấn đề cơ bản của cách mạng Pháp vẫn chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề ruộng đất của nhân dân, tình hình đó cùng với sự can thiệp vào nước Pháp của liên quân Áo – Phổ và sự bất lực của phái lập hiến (liên tiếp thua trận do không kiên quyết chiến đấu và do nội phản). Sự sụp đổ của phái lập hiến và sự nắm quyền của tầng lớp Tư sản công thương nghiệp Girôngđanh.
    • Giai đoạn 2: (từ ngày 10 - 8 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793): là giai đoạn thống trị của Girôngđanh chủ yếu các sự kiện sau:
      • Girôngđanh thực hiện một số chính sách quan trọng như: Đẩy lùi được sự can thiệp của Áo – Phổ 1792. Tuyên bố thành lập nền cộng hòa 1792 và xử tử vua Louis XVI năm 1793. Tuy nhiên đây là giai đoạn mâu thuẫn trong giai cấp Tư sản nảy sinh. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trở nên gay gắt chủ yếu do không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Trong khi đó nền cộng hòa Pháp đứng trước thách thức rất to lớn, cùng lúc phải đối phó nạn thù trong giặc ngoài. Đây là âm mưu phản loạn bên trong và sự can thiệp của liên minh phong kiến bên ngoài do nước Anh cầm đầu.
      • Kết quả: Đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của quần chúng nhân dân lật đổ phái Girôngđanh đưa phái Giacobanh lên nắm quyền 06/1793.
    • Giai đoạn 3: (từ ngày 2 -6 - 1793 đến ngày 27 - 7 - 1794): là giai đoạn thống trị của nền chuyên chính Giacobanh với sự kiện chính sau:
      • Ngay sau khi lên nắm quyền phái Giacobanh đã thực thi những chính sách quan trọng.
        • Chính sách về ruộng đất với những đạo luật trong tháng 6/1793 quy đinh trả lại ruộng đất công bị phong kiến quý tộc chiếm đoạt trả lại cho nhân dân, theo diện ưu đãi trả dần trong 10 năm.
        • Tháng 06/1793 một Hiến pháp mới được thông qua thể hiện tính chất tiến bộ
        • Dù chưa được thi hành nhưng đây là văn kiện lịch sử tiến bộ nhất trong thời cận đại.
        • Thi hành chính sách “ khủng bố đỏ” và thực hiện những biện pháp cách mạng trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài như
        • Đặc biệt là đánh bật quân thù ra khỏi đất nước từ tháng 12/1793.
        • Với tất cả những chính sách trên phái Giacobanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao nhất của nó.
      • Bên cạnh những hoạt động tích cực nói trên phái Giacobanh đã mắc phải một số hạn chế thiếu sót trong việc điều chỉnh các chính sách sau cách mạng đã đẫn đến sự sụp đổ của phái này:
        • Nhất là không thực hiện được kế hoạch ruộng đất đề ra.
        • Phát sinh những mâu thuẫn giữa chính phủ và nông dân (nông dân, công nhân) và giai cấp tư sản, cũng như trong nội bộ của chính phủ, khối đoàn kết xung quanh chính phủ do vậy suy yếu dần và đi đến tan vỡ, trong khi kẻ thù của cách mạng chưa bị tiêu diệt hẵn đã bị khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Giacobanh, sau đó đã tiến hành lật đổ nền chuyên chính phái dân chủ cách mạng Giacobanh đánh dấu cách mạng đi vào thoái trào.

    Tóm lại: Ba giai đoạn phát triển trong cách mạng Tư sản Pháp là 3 nấc thang đánh dấu quá trình đi lên của cuộc cách mạng từ 1789 đến 1792 và 1794, trong quá trình cách mạng thái độ giai cấp tư sản có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Do tác động những nhân tố khách quan và chủ quan từ bên trong và bên ngoài,và sự sụp đổ nền chính quyền cách mạng của Giacobanh do nhiều nguyên nhân tạo điều kiện cho tầng lớp Tư sản Pháp nên nắm chính quyền kéo dài đến tháng 11/1799 và sau đó Napoleno I thiết lập chính quyền độc tài quân sự và cách mạng Tư sản Pháp kết thúc.

      bởi thanh hằng 07/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON