YOMEDIA
NONE

Các nhà nước phong kiến Việt Nam thời kì độc lập, thống nhất (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) được xây dựng và phát triển như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a) Bước đầu xây dựng nhà nước: Thời Ngô, Đinh – Tiền Lê:

    –              Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Hán, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa – kinh đô cũ thời Âu Lạc, thành lập chính quyền mới.

    –              Năm 944, Ngô Quyền mát. Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục, một số thế lực địa phương nhân đó nổi dậy, gây nên tình trạng chia cắt, tranh cháp lẫn nhau, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

    –              Từ Hoa Lư (Ninh Bình), Đinh Bộ Lĩnh đem quân dẹp yên nội loạn, thống nhất đất nước.

    –              Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Một nhà nước quân chủ sơ khai ra đời, bao gồm ba ban: võ ban, văn ban và tăng ban. Quân đội được thành lập.

    –              Tiếp nốì nhà Đinh, nhà Tiền Lê (980 – 1009) củng cố hơn nữa bộ mấy nhà nước trung ương, chia nước làm 10 đạo, giao cho các con và các tướng lĩnh trung thành cai quản. Quân đội được chán chỉnh.

    –              Quan hệ Việt – Tông được thiết lập trên cơ sở nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại cồ Việt. Nhà Tiền Lê bắt đầu đặt quan hệ với Cham-pa, củng cố các vùng biên cương của đất nước.

    b) Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ:

    –              Nền độc lập thống nhất của đất nước ngày càng được củng cố. Các triều đại kế tiếp: Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407) ra sức hoàn chỉnh bộ mấy thống trị.

    –              Tổ chức nhà nước:

    + Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt.

    + Chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, nghi lễ, đóì ngoại. Giúp vua trị nước có Tể tướng (Thái úy hay Tướng quô”c), các đại thần, các chức danh hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lí như sảnh, viện, đời. Ngoài ra, còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

    + Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, Hồ có chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phô” phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.

    –              Quân đội: được tổ chức quy củ.

    + Câm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành.

    + Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông I nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất). Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

    –              Ban hành luật pháp:

    + Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

    + Thời Trần có bộ Hình luật riêng.

    –              Việc tuyển chọn quan lại: ban đầu ở thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc hoặc con cháu quan lại. về sau, do sự phát triển của đất nước, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

    –              Sự quan tâm của nhà nước đối với nhân dân:

    + Các vua nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để mọi người dân ai có điều oan uổng đều có thể đánh chuông mời vua xét xử.

    + Hằng năm, vua thường rời kinh thành đi các nơi làm lễ “cởy tịch điền”, xem nhân dân cởy cấy gặt hái. Các vua đầu thời Trần thường vi hành các nơi để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Vào những ngày lễ hội, vua quan và nhân dân thường tổ chức các cuộc vui chung.

    –              Tuy nhiên, những moi quan hệ tốt đẹp đó đã mát dần vào cuối các triều đại và cùng với sự gia tăng áp bức, bóc lột, góp phần quan ưọng đưa đến sự sụp đổ của nhà Lý, nhà Trần. Để duy trì sự ổn định xã hội, Tể tướng Hồ Quý Ly đã tiến hành một cuộc cải cách lớn và thành lập nhà Hồ.

    –              về đòan kết dân tộc: Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc nên độc lập tự chủ phải luôn đi liền với thống nhất quốc gia. Các triều đại Lý, Trần đã sớm ý thức được điều đó. Nhà Lý, ngay từ thời Lý Thái Tổ, đã chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người như gả công chúa, ban chức tước và cho mời họ về kinh,… Các thế lực chống đối, phản loạn ở miền xuôi nhanh chóng được giải quyết một cách êm đẹp.

    –              Chính sách đôi ngoại: đôi với các triều đại phong kiến phương Bắc, tuy giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn, nhưng luôn giữ vững tư thế của một dân tộc độc lập. Đổi với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Cham-pa, tuy có lúc căng thẳng nhưng nhà Lý, Trần luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

      bởi Van Tho 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON