Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả lại phải dùng bấc mới đốt cháy được?
Trả lời (1)
-
Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ. Chúng là "anh em ruột thịt với nhau". Về phương diện hoá học chúng đều là hợp chất do hai loại nguyên tử cacbon và hyđro - các hyđrocacbon - tạo ra. Điểm khác nhau là ở chỗ xăng gồm có các phân tử có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 5 - 11, còn ở dầu hỏa số nguyên tử cacbon trong phân tử là 11 - 16.
Số nguyên tử cacbon trong phân tử hyđro cacbon khác nhau thì tính chất cháy cũng khác nhau. Với xăng ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với ngọn lửa hoặc tia lửa là bốc cháy dễ dàng, còn dầu hoả ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với lửa ngọn không bắt cháy được. Thế nhưng khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn dùng ngọn lửa để châm thì bấc đèn sẽ cháy ngay. Vì sao vậy?
Sự cháy của vật chất được chia thành bốn tình huống: Loại thứ nhất gọi là cháy lan rộng.
Khí than trong phòng kín, khí hoá lỏng là nhiên liệu khí. Khi dòng khí thoát ra, sẽ lan toả trong không khí một mặt vừa trộn lẫn, một mặt vừa cháy. Loại thứ hai là chất cháy bay hơi: cồn, xăng, là nhiên liệu ở trạng thái lỏng. Thông thường bản thân nhiên liệu lỏng không cháy, nhưng sau khi bay hơi, hơi nhiên liệu sẽ trộn lẫn với không khí làm thành hỗn hợp dễ cháy. Loại thứ ba là sự cháy phân huỷ: đó là các chất rắn hoặc chất lỏng khó bay hơi. Sau khi chịu tác dụng của nhiệt sẽ phân huỷ thành các chất khí dễ cháy. Cuối cùng là loại chất cháy trên bề mặt. Than cốc thuộc loại này. Với loại chất cháy này sự cháy xảy ra trên bề mặt tiếp xúc giữa không khí và vật rắn. Đặc điểm của sự cháy này là xảy ra không rõ rệt. Xăng và dầu hoả thuộc loại nhiên liệu lỏng bay hơi. Sự cháy của xăng và dầu hoả thuộc loại chất cháy do bay hơi. Sự cháy do các chất bay hơi có liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa của các nhiên liệu lỏng. Điểm bắt lửa liên quan đến nhiệt độ thấp để trên bề mặt nhiên liệu lỏng có thể biến thành hơi trộn lẫn với không khí thành hỗn hợp cháy.
Ví dụ điểm bắt lửa (hay điểm chớp lửa) của xăng khoảng trên dưới -46°C. Điểm bắt lửa của dầu hoả từ 28 - 45°C. Những chất lỏng có điểm bắt lửa lớn hơn 45°C là những chất cháy được. Dầu mazut, dầu thực vật thuộc loại này. Những chất có điểm bắt lửa từ 22 - 45°C thuộc loại chất dễ cháy, dầu hoả thuộc loại chất dễ cháy. Các chất có điểm bắt lửa nhỏ hơn 22°C thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Cồn có điểm bắt lửa là 11°C thuộc loại chất cháy nguy hiểm. Xăng có nhiệt độ bắt lửa thấp hơn thuộc loại chất cháy rất nguy hiểm.
Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài nhiều. Trên bề mặt của xăng ở nhiệt độ thường dễ bay hơi để tạo thành với không khí hỗn hợp cháy nên chỉ cần tiếp xúc với lửa ngọn hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy đùng đùng. Sau khi lớp hơi xăng trên mặt xăng lỏng bị cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh hơn và sự cháy tiếp tục được duy trì.
Đối với dầu hoả thì tình hình có khác. Ví dụ khi nhiệt độ bên ngoài là 25°C, do chưa đạt đến điểm bắt lửa của dầu hoả nên trên bề mặt dầu hoả không có lượng hơi dầu đủ trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nên sẽ không bắt được lửa để cháy. Vì vậy khi bạn đem que diêm đang cháy lại gần bề mặt dầu hoả, dầu hoả không thể nào cháy được. Nhưng nếu bạn lại tẩm dầu hoả vào bấc đèn thì tình hình lại khác. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn (ví dụ làm bằng sợi vải, hay sợi bấc), dưới tác dụng của các mao quản trong sợi vải, dầu sẽ ngấm toàn bộ vào bấc đèn. Do bấc đèn là vật dễ cháy, nên khi đem châm lửa vào bấc đèn, nhiệt độ xung quanh sợi bấc sẽ lớn vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả nên làm cho dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hoả ở đầu sợi bấc đã cháy hết, dầu ở bên dưới lại được ngấm lên do lực mao quản, do đó sự cháy được duy trì lâu dài.
Sự cháy của dầu hoả nói chung gắn chặt với tim đèn. Nhưng nếu trong một số điều kiện đặc biệt, nhiệt độ xung quanh dầu hoả cao hơn điểm bắt lửa, bấy giờ không cần có tim đèn dầu hoả vẫn bốc cháy.
Ví dụ khi có một xe chở dầu đã bị cháy, nhiệt độ có thể lên đến mấy trăm độ. Trong điều kiện đó các nhiệt độ xung quanh đã vượt quá điểm bắt lửa của chất dễ cháy, kể cả các chất có điểm bắt lửa cao như dầu mazut, dầu ăn, thậmchí nhựa đường cũng sẽ cháy rất mãnh liệt, bấy giờ dĩ nhiên không cần đến tim đèn.
bởi An Nhiên 25/01/2021Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Mong lời giải chi tiết :((
Cho 200ml dung dịch NaOH 0,3M tác dụng với V (ml) dung dịch H3PO4 0,5M được dung dịch X. Cô cạn X được 7,54g chất rắn. Tính V ?
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mong lời giảii chi tiết dễ hiểu :((
Cho 200ml dung dịch NaOH 0,3M tác dụng với V ml dung dịch H3PO4 0,5M được dung dịch X, cô cạn X được 7,54 g chất rắn. Tính V ?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp e
Trộn 300ml dung dịch KOH 0,2M với 200ml dung dịch H2SO4 0,25M thu được dung dịch X. Giả sử thể tích dung dịch không đổi. pH của dung dịch X là?
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau
a) H2SO4, Mg(NO3)2, Ba(OH)2
b) HCl, NaCl, KOH
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Để 28 gam hỗn hợp E gồm Al,Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được m gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là bao nhiêu?
(Mọi người giúp mình câu này với mình cần gấp ạ)
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Hấp thụ hoàn toàn 2 mol CO2 vào dung dịch 5 mol NaOH và 1 mol Ba(OH)2. Tính m (gam) kết tủa?
05/01/2023 | 0 Trả lời
-
Khi cracking 25,52g một ankan X người ta thu đc 22,736 lít hỗn hợp Y(đktc) . Dẫn Y lội qua dd nước brom dư thì còn V lít hỗn hợp khí B(đktc) thoát ra. Biết rằng khối lượng brom tham gia phản ứng là 69,6g. CTPT của X và giá trị V là
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong hợp chất hữu cơ nguyên tử các nguyên tố liên kết với nhau đúng hóa trị theo một trật tự xác định
B. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa cacbon và hidro có thể chứa axit, nito, lưu huỳnh…
C. Các phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau
D. Hai chất hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2 chưa chắc đã là đồng đẳng của nhau
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. benzyl clorua
B. 2,4-đibromtoluen
C. p-bromtoluen và o-bromtoluen
D. m-bromtoluen
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
Khi cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ 1:1 có thể thu được bao nhiêu sản phẩm đibrom (kể cả đồng phân hình học)
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Trong các dồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất khi cộng H2 tạo sản phẩm isopentan:
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Hiđrat hóa anken (có xúc tác) thu được một ancol duy nhất có công thức C4H9OH. Anken là:
A. 2-metylbut-2-en
B. but-2-en
C. 2-metylpropen
D. but-1-en
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankadien. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X không thể gồm:
A. ankan và anken
B. 2 anken
C. ankan và ankin
D. ankan và ankadien
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
Để đơn giản ta xem một loại xăng là hỗn hợp của pentan - hexan có tỷ khối hơi so với H2 là 38,8. Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là O2) theo tỷ lệ thể tích như thế nào để đốt cháy vừa đủ và hoàn toàn xăng
A. 1:43
B. 1:40
C. đáp án khác
D. 1:35
16/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. 2,352 lít.
B. 4,704 lít.
C. 7,056 lít.
D. 10,080 lít.
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
A. CH≡CH và CH3-C≡CH.
B. CH≡CH và CH3-CH2-C≡CH.
C. CH≡CH và CH3-C≡C-CH3.
D. CH3-C≡CH và CH3-CH2-C≡CH.
17/03/2023 | 1 Trả lời
-
a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính khối lượng kết tủa Cu(OH)2 có thể bị hòa tan vừa đủ bởi 5,4 gam hỗn hợp trên ở nhiệt độ thường?
giải chi tiết giúp mình chủ yếu là câu b
02/04/2023 | 0 Trả lời
-
Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
08/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hai acid HA và HB cùng nồng độ ban đầu là 0,5 M, phân li trong nước theo các cân bằng:
HA ⇌ H+ + A-
HB ⇌ H+ + B-
Với các hằng số cân bằng (hay gọi là hằng số phân li acid) tương ứng là KC(HA) = 0,2 và KC(HB) = 0,1.
Tính nồng độ H+ của mỗi dung dịch acid. Rút ra kết luận về mối liên hệ giữa độ mạnh của acid với độ lớn của hằng số phân li acid. Biết rằng acid càng mạnh khi càng dễ tạo ra H+.
08/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là không đúng?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn khan
B. MgCl2 nóng chảy
C. KOH nóng chảy
D. HI trong dung môi nước
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-, H2O
B. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O
C. H+, CH3COO-
D. CH3COOH, H+, CH3COO-
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Theo thuyết Arrhenius, kết luận nào sau đây đúng?
A. Base là chất khi tan trong nước phân li cho anion
B. Base là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH
C. Base là những chất có khả năng tác dụng với acid
D. Một base không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử
07/06/2023 | 1 Trả lời
-
Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] < 0,10M
D. [H+] > [CH3COO-]
08/06/2023 | 1 Trả lời