Viết một bài luận về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời (1)
-
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.
Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(1). Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.
Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.
Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...
bởi Thùy Trang 10/09/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Ông H và con trai (16 tuổi) chạy xe ngược dương giao thông thổi phạt. Ông H cho rằng hai cha con ông không sai vì không thấy biển báo. Cảnh sát giao thông thổi phạt hai cha con ông H là đúng hay sai? Cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để thổi phạt hai cha con ông H? Việc thổi phạt của Cảnh sát giao thông nhằm mục đích gì? giải hộ tớ ạ!!
05/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
Tìm hiểu và trình bày về 1 hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền nơi em cư trú.
05/04/2023 | 0 Trả lời
-
So sánh đặc điểm của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tại sao nói cơ chế thị trường đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế? Lấy ví dụ minh họa.
29/10/2023 | 0 Trả lời
-
1. Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế hiện nay đó là:
A. cơ chế tự cung tự cấp
B. cơ chế kế hoạch hóa tập trung
C. cơ chế chỉ huy của chính phủ
D. cơ chế thị trường
2. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là
A. cơ chế quan liêu
B. cơ chế phân phối
C. cơ chế thị trường
D. cơ chế bao cấp
30/10/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu ví dụ về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
05/11/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: Hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, đầu phiếu.
B. Đảm bảo tính pháp quyền.
C. Bình đẳng và tập trung.
D. Tự do, tự nguyện.
Câu 2: Cơ quan nào ở Việt Nam thực hiện quyền tư pháp?
A. Tòa án nhân dân.
B. Thủ tướng chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 3: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức nào thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của đời sống xã hội?
A. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị và giữ vai trò nào?
A. Lãnh đạo của cả hệ thống chính trị.
B. Quản lý nhà nước và xã hội.
C. Thực hiện chức năng tư pháp.
D. Thực hiện chức năng hành pháp.
Câu 5: Đâu không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quản lý xã hội bằng vận động tuyên truyền.
B. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Thống nhất và kiểm soát quyền lực.
Câu 6: Theo quy định pháp luật, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ai có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
14/03/2024 | 1 Trả lời