YOMEDIA
NONE

Nêu đặc điểm của hệ thống pháp luật

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hệ thống pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:

    - Hệ thống pháp luật được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các thành tố của hệ thống pháp luật là do chính các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh xác lập, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban hành pháp luật.

    - Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với nhau. Có thể nói sự thống nhất nội tại là một nguyên tắc rất quan trọng của hệ thống pháp luật, điều này biểu hiện ở sự gắn bó hữu cơ khăng khít với nhau giữa các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật với nhau và với các thành tố khác của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật vừa đa dạng phức tạp, vừa thống nhất trong một chỉnh thể. Sự thống nhất của hệ thống pháp luật phải được thể hiện trong từng thành tố, giữa các thành tố với nhau và với cả hệ thống.

    Giữa các bộ phận thành tố của hệ thống pháp luật không chỉ có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau, mà còn có sự tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

    - Hệ thống pháp luật luôn là một tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối, nó luôn vận động thay đổi, phát triển từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và tiến trình phát triển của đất nước (được bổ sung thêm các quy định, các nguồn pháp luật mới, củng cố các hiện tượng pháp luật khác trong hệ thống và loại bỏ dần những quy định, nguồn pháp luật, hiện tượng pháp luật đã trở nên lạc hậu, không còn giá trị trong hệ thống). Thông thường khi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... thay đổi, phát triển thì hệ thống pháp luật cũng thay đổi, phát triển theo để đáp ứng việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội ở mỗi thời kỳ. Do vậy, đòi hỏi các quốc gia phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống pháp luật để tránh hiện tượng chồng chéo, phát hiện những thiếu sót của các hiện tượng pháp luật, kịp thời loại bỏ những quy định, những hiện tượng không còn phù họp, bổ sung, tạo lập những quy định, hiện tượng pháp luật phù hợp, không ngừng nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

    Việc nghiên cứu hệ thống pháp luật không chỉ cho phép thấy được những thuộc tính của pháp luật, sự thống nhất nội tại, sự liên hệ ràng buộc, các mối quan hệ chặt chẽ giữa các hiện tượng pháp luật... mà còn có điều kiện đánh giá về tính toàn diện, đồng bộ, phù hợp... của các quy định pháp luật, của nguồn pháp luật... Ngoài ra lí luận về hệ thống pháp luật còn giúp cho việc nghiên cứu, hệ thống hoá pháp luật, sắp xếp một cách khoa học, lôgíc các quy định pháp luật, phát hiện kịp thời những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, những thiếu sót của pháp luật để loại bỏ những quy định không còn phù hợp, kịp thời bổ sung những quy định mới, nhằm tạo ra được những quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật, các nguồn pháp luật hoàn thiện hơn. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ có hiệu quả cao hơn, sẽ là nhân tố quan trọng tạo ra sự ổn định và phát triển đất nước.

      bởi Nguyen Phuc 16/09/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF