Em hãy nêu mười đức tính cần có ở mỗi người
mười đức tính cần có ở mỗi con người
Trả lời (3)
-
1. Đúng giờ
2. Lịch thiệp
3. Tập trung
4. Chân thành
5. Tôn trọng đối phương
6. Không khoa trương
7. Giữ lời hứa
8. Quan tâm lẫn nhau
9. Rộng lượng
10. Đồng cảm
bởi phạm thúy linh inh 07/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đối với bản thân
Cần: Siêng năng, chăm chỉ, làm việc đến nơi đến chốn. Siêng năng là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp ta dễ dàng mở ra cánh cửa của tương lai. Có chăm học hành, cần mẫn làm việc mới mong hoàn thiện được bản thân, xứng đáng là một con người, tạo cho mình và xã hội một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, muốn làm việc có kết quả thì phải biết suy tính, chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng những gì cần làm. Khi đã bắt tay vào việc thì cần tận tâm, tận lực, không ỷ lại, lười biếng. Việc hôm nay không để ngày mai.
Kiệm: Tiết độ, chừng mực. Về tiền bạc không bủn xỉn nhưng cũng không vung tay quá trán. Tập quen với lối sống giản dị, không đua đòi, chạy theo những nhu cầu giả tạo. Biết giữ gìn, tiết kiệm của công cũng như của mình và mọi người.
Về sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí điều độ. Tránh những chất kích thích, năng tập thể dục để có một đầu óc minh mẫn trong một cơ thể cường tráng.
Về thời gian, biết quý trọng thì giờ, luôn làm việc đúng giờ, đúng hẹn, giờ nào việc nấy. Cần xây dựng một nếp sống có trật tự theo một thời khóa biểu cụ thể, rõ ràng và khoa học.
Liêm: Trong sạch, không tham lam. Về tiền bạc không tham lợi, dù túng thiếu, khó khăn hay nghèo đói cũng không tham.
Chính: Ngay thẳng, đứng đắn. Điều khó khăn nhất là sống ngay thẳng với chính mình. Muốn vậy, cần can đảm với lương tâm, tập nhận định sự việc, con người. Luôn nhớ đến phẩm giá cao quý của mình và làm mọi việc không vì tư lợi hay tiếng khen mà vì lương tâm và trách nhiệm. Về thể chất, quần áo, tóc tai luôn sạch sẽ, thứ tự và ngăn nắp. Biết giữ vệ sinh nơi công cộng.
Dũng: Là dũng cảm, tự chủ, cương nghị, bền chí và đây là chiếc chìa khóa thứ hai giúp mỗi người mở cánh cửa tương lai. Người có đức dũng là người có nghị lực, biết làm chủ chính mình trong mọi tình huống và luôn hành động theo lý trí, biết bền lòng theo đuổi mục tiêu đến cùng, dẫu có gặp nhiều gian nan, vất vả. Tuy nhiên, muốn tập đức dũng thì cần phải rèn luyện ý chí.
Đối với mọi người
Nhân: Tức là phải biết yêu thương mọi người. Đức nhân là linh hồn của mọi mối tương quan với người khác; đối xử với mọi người như một người bạn tốt. Nói một cách khác, nếu muốn người khác quý trọng ta như thế nào thì trước hết ta phải biết quý trọng họ trước.
Nghĩa: Lòng biết ơn, thủy chung, gắn bó. Người sống có nghĩa là người biết đáp lại lòng yêu thương của người khác đối với mình. Trước hết là phải sống có nghĩa với người có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người rồi đến những người giúp đỡ ta.
Lễ: Là lịch sự, lễ phép. Đó là biết kính trọng không phải chỉ đối với những người thân mà cả với những người sống và làm việc quanh ta. Đây là quy định giúp cho cuộc sống trong cộng đồng được thân ái hơn, tốt đẹp hơn. Nền tảng của phép lịch sự là sự công bằng và lòng bác ái. Ai đó coi thường phép lịch sự là coi thường người khác và cao hơn là coi thường chính mình và những người thân của mình.
Trí: Là sự khôn ngoan, sáng suốt, là người biết thông minh khi xem, biết quan sát khi học hỏi. Sáng suốt khi xem xét tức là phải bình tâm, khách quan và thận trọng. Khôn ngoan khi làm là người có đầu óc tổ chức, tiên liệu thực tế, làm việc có phương pháp, có sáng kiến, biết cải tiến cách làm việc. Khi gặp khó khăn, phức tạp thì biết chia ra từng phần nhỏ để dễ bề giải quyết.
Tín: Là người biết giữ lời hứa, là người được người khác tin cậy. Uy tín là một thứ bảo vật quý giá của mỗi con người. Và uy tín chỉ có thể có được bằng chính danh dự, nhân phẩm của mình. Uy tín còn là kết quả của sự thành công, sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm và lòng thủy chung. Tuy nhiên, một người có uy tín thì phải biết: Đừng bao giờ bịa đặt những điều sai sự thật. Không bao giờ hứa suông, hứa liều. Và quan trọng nữa là phải biết cố gắng giữ lời hứa bằng mọi cách, dù có bị thiệt hại đến mấy cũng phải giữ lời đã hứa.
nhớ tick mk ^^
bởi Nhi Chun 10/01/2019Like (1) Báo cáo sai phạm -
1. Đúng giờ
Một trong những tính cách phổ biến nhất của người thành công là họ xem thời gian là một tài nguyên quý giá. Khi đến trễ trong một cuộc hẹn với những người luôn trân quý thời gian, bạn đã làm lãng phí một trong những tài sản giá trị nhất của họ, và họ sẽ ngay lập tức đánh giá bạn là người khiếm nhã và vô trách nhiệm.
Bạn hãy cố gắng hết mức có thể để đến đúng hẹn dù là chuyện cá nhân hay trong công việc. Coi trọng thời gian của bạn bè và được họ tôn trọng là một đức tính và là yếu tố vô cùng then chốt để tạo dựng, giữ gìn uy tín của cá nhân bạn.
2. Lịch thiệp
Một người lịch thiệp sẽ nhận thức được và trôn trọng cảm xúc của người khác. Hành vi lịch thiệp thường ít được nhận ra hơn một hành vi thô lỗ hay bất cẩn. Một người lịch thiệp không bao giờ cắt ngang lời người khác, mà thường đợi đến khi đối phương ngừng nói, rồi mới nhã nhặn từ chối hoặc chốt lại luận điểm của mình trong buổi thảo luận.
Người tốt luôn giống như một đóa sen tỏa sắc hương giữa chốn bùn lầy. (Ảnh: pixabay / CC0 1.0)
3. Tập trung
Nếu bạn muốn tập trung vào những gì người khác đang nói, dù đó có thể là chủ đề mà bạn ít hoặc không hề quan tâm, bạn vẫn nên tập trung. Biện pháp có thể là: cất điện thoại ra chỗ khác hoặc chuyển chế độ im lặng, không ngó nghiêng nhìn đi nơi khác mà cần nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Bạn sẽ tập trung tốt hơn nếu bạn không để mọi thứ xung quanh làm bạn sao lãng, chẳng hạn khi bạn ở trong một nhà hàng ồn ào, thì hãy cố gắng giao tiếp với người nói thông qua ánh mắt, hoặc cử chỉ.
4. Thật thà(Chân thành)
Chân thành có thể hiểu là thành thật và thẳng thắn, không giả bộ, bóp méo sự thật, hoặc mánh khóe. Để trở thành một người có đức tính chân thành, bạn hãy nhìn vào cách mà bạn tương tác với người khác, nhưng rốt cuộc, sự chân thành cần phải xuất ra từ trong chính nội tâm của bạn. Nhận biết được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân cũng là cách giúp bạn trở thành một người thành thật hơn, từ đó giúp bạn trở nên chân thành hơn khi giao thiệp với người khác.
Sự chân thành luôn xuất phát từ một nội tâm trong sáng. (Ảnh chụp màn hình YouTube Shen Yun)
>>Giáo dục trên bàn ăn sẽ quyết định sự thành công của con trẻ mai sau
5. Tôn trọng
Mỗi chúng ta được nuôi dưỡng và có những trải nghiệm riêng, bởi vậy quan điểm nhìn nhận vấn đề của chúng ta khác nhau cũng là lẽ tự nhiên. Khi bạn tìm hiểu về người khác, biết tôn trọng những điểm giống và khác nhau giữa hai người, bạn sẽ khám phá và học hỏi được nhiều hơn về thế giới cũng như chính bản thân mình. Nó cũng mở ra nhiều cánh cửa cơ hội, dù đó là tình bạn, triển vọng công việc, cơ hội du lịch hoặc cơ hội để được mở mang tầm mắt về thế giới mà chúng ta đang sống.
6. Không khoa trương
Nhiều người tưởng rằng khoa trương về bản thân sẽ giúp họ trông tốt hơn, nhưng thường nó lại phản tác dụng. Khoe khoang để quảng bá bản thân thì về cơ bản họ đã đánh giá sai cách mà người khác nhìn nhận họ. Hầu hết mọi người đều không thích ai đó có tâm hiển thị. Ngược lại, những người thông qua truyền thông xã hội hoặc tự mình quảng bá bản thân, thường có khuynh hướng đánh giá quá cao phản ứng tích cực mà đánh giá thấp phản ứng tiêu cực của khán giả hoặc người nghe.
Người tốt thường không khoa trương bản thân mà chọn cuộc sống bình lặng. (Ảnh: pixabay / CC0 1.0)
7. Giữ lời
Lời hứa có thể hiểu là một tuyên bố của một người nào đó sẽ làm hoặc không làm một việc nhất định. Người biết giữ lời hứa luôn tìm cách để thực hiện cam kết của mình, và sẽ được mọi người kính trọng. Việc giữ lời hứa có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thanh danh, sự tin cậy, và sự an lạc nội tâm của bạn. Đây là một đức tính vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể đánh giá một người qua nhân cách của họ, và chúng ta có thể đánh giá nhân cách của một người qua sự tôn trọng lời hứa của họ.
8. Quan tâm
Một người có đức tính tốt thường suy nghĩ cho người khác trước. Họ nhạy cảm với hoàn cảnh hay khó khăn của người khác, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để đáp ứng điều mà người đó cần. Quan tâm chăm sóc những người đang gặp khó khăn hay có hoàn cảnh thiệt thòi là một việc nên làm, và người có nhân phẩm tốt sẽ ngay lập tức giúp đỡ những người đó dù bằng cách này hay cách khác.
9. Rộng lượng(vị tha)
Người rộng lượng thường hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, và mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn những người hẹp hòi. Đức tính này giúp họ cảm thấy rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt cho thế giới, và tích cực đáp ứng nhu cầu của những người xung quanh, và rằng họ đang góp phần xây dựng cộng đồng của mình tốt đẹp hơn.
10. Đồng cảm
Đồng cảm là khả năng bản thân trải nghiệm được nỗi đau hay mất mát mà người khác trải qua. Thông qua chia sẻ của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những nỗi đau mà họ phải chịu đựng. Không nhất thiết phải ở trong hoàn cảnh tương đồng, song bạn cần phải tưởng tượng được rằng nếu ở trong địa vị của người đó, trong hoàn cảnh khó khăn đó, bạn sẽ cảm thấy như thế nào.
Bạn phải rất dũng cảm để làm điều này, còn nếu bạn thực sự cảm thông được với những gì người khác trải đã trải bởi bạn đã từng ở trong tình cảnh tương tự, bạn sẽ biết cần phải làm gì để giúp đỡ họ trong tình huống ấy.
bởi -=.=- Gia Đạo 17/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản