YOMEDIA
NONE

So sánh các đặc điểm của các khu vực châu Phi?

Mọi người giúp mình với!

Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về các đặc điểm của các khu vực châu Phi

Câu 2: So sánh địa hình Bắc Mị và Nam Mĩ

Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ

Câu 4: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào?

Câu 5: Ở châu Mĩ, việc hình thành NAFTA và Mec-cô-xua có tác dụng gì?

Câu 6: Giải thích vì sao có sự khác nhau về khí hậu, tự nhiên và thực vật giữa sườn đông và sườn tây An-đét. VD ?

Câu 7: Nêu đặc điểm địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 7. NAM MỸ :

    đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
    – Nam Mĩ có ba khu vực địa hình:
    + Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
    + Giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
    + Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

    đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.
    Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
    + Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc – nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây – đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
    + Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
    + Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

      bởi Nguyễn Tịnh 30/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON