Nội dung bài học ôn tập củng cố về công thức của đơn chất, hợp chất; củng cố được cách ghi, cách lập công thức hóa học, cách tính phân tử khối của chất, ý nghĩa công thức hóa học, khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công thức hoá học
- Đơn chất:
- A (Kim loại và một vài Phi kim)
- Ax (Phần lớn đơn chất phi kim, x = 2)
- Hợp chất: AxBy, AxByCz...
- Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất (trừ đơn chất A).
1.2. Hoá trị
Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
\({A_x}^a{B_y}^b\) - A, B : nguyên tử , nhóm n. tử.
- x, y : hoá trị của A, B.
⇒ x. a = y. b
1.2.1. Tính hoá trị chưa biết
Ví dụ: PH3, Fe2(SO4)3
* PH3: Gọi a là hoá trị của P.
PH3 ⇒ 1. a = 3. 1 a = \(\frac{{3.1}}{1} = III\).
* Fe2(SO4)3 : Gọi a là hoá trị của Fe.
Fe2(SO4)3 ⇒ \(a = \frac{{3.II}}{2} = III\).
1.2.2. Lập công thức hoá học
* Lưu ý: - Khi a = b ⇒ x = 1 ; y = 1.
- Khi a \(\ne\)b ⇒ x = b ; y = a.
⇒ a, b, x, y là những số nguyên đơn giản nhất.
Lập công thức hoá học:
S (IV) và O. là: SO2
Al (III) và Cl (I) là AlCl3
Al (III) và SO4 (II) là Al2(SO4)3
Bài tập minh họa
Bài 1:
Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rằng:
- Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần.
- Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần.
- Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần.
- Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần.
- Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần
- Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12.
Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên.
Hướng dẫn:
- Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. ⇒ (1) là Cacbon, KHHH là C
- Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{PTK(5)}}{{PTK(1)}} = 1,166 \Leftrightarrow \frac{{PTK(5)}}{{12}} = 1,166\\ \Rightarrow PTK(5) = 12.1,166 = 14 \end{array}\)
⇒ (5) là nguyên tố Nitơ. KHHH là N
- Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần.
\(\begin{array}{l} \frac{{PTK(2)}}{{PTK(5)}} = 2,857 \Leftrightarrow \frac{{PTK(2)}}{{14}} = 2,857\\ \Rightarrow PTK(2) = 14.2,857 = 40 \end{array}\)
⇒ (2) là nguyên tố Canxi. KHHH là Ca
- Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần.
\(\begin{array}{l} \frac{{PTK(4)}}{{PTK(2)}} = 1,4 \Leftrightarrow \frac{{PTK(4)}}{{40}} = 1,4\\ \Rightarrow PTK(4) = 1,4.40 = 56 \end{array}\)
⇒(4) là nguyên tố Sắt. KHHH là Fe
- Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần.
\(\begin{array}{l} \frac{{PTK(3)}}{{PTK(4)}} = 1,16 \Leftrightarrow \frac{{PTK(3)}}{{56}} = 1,16\\ \Rightarrow PTK(3) = 1,16.56 = 65 \end{array}\)
⇒ (3) là nguyên tố Kẽm. KHHH là Zn
- Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần.
\(\begin{array}{l} \frac{{PTK(6)}}{{PTK(3)}} = 1,66 \Leftrightarrow \frac{{PTK(6)}}{{65}} = 1,66\\ \Rightarrow PTK(6) = 1,66.65 = 108 \end{array}\)
⇒ (6) là nguyên tố Bạc. KHHH là Ag
Vậy 6 nguyên tố đó là: C, N, Ca, Fe, Zn, Ag
Bài 2:
Một hợp chất có phân tử khối là 62. Trong phân tử nguyên tố Oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là Natri. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học có trong phân tử của hợp chất,
Hướng dẫn:
Gọi công thức tổng quát của hợp chất trên là NaxOy
Ta có: Trong phân tử nguyên tố Oxi chiếm 25,8% theo khối lượng nên:
\(\begin{array}{l} \% O = \frac{{y.16}}{{62}}.100 = 25,8\\ \Rightarrow y = 1 \end{array}\)
Ta có: phân tử khối là 62 nên
23.x+16.y = 62
⇔ 23.x + 16.1 = 62 ⇒ x = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất X là: Na2O.
Bài 3:
Muối ăn gồm hai nguyên tố hóa học là Na và Cl trong đó Na chiếm 39,3% theo khối lượng. Hãy tìm Công thức hóa học của muối biết Phân tử khối của nó gấp 29,25 lần Phân tử khối của hidro.
Hướng dẫn:
Đặt công thức hóa học chung của hợp chất muối trên là NaxClY
Phân tử khối của nó gấp 29,25 lần Phân tử khối của hidro nên phân tử khối của muối là: 29,25 . 2 = 58,5
Na chiếm 39,3% theo khối lượng nên ta có:
\(\begin{array}{l} \% Na = \frac{{23.x}}{{58,5}}.100 = 39,3\\ \Rightarrow x = 1 \end{array}\)
Ta có phân tử khối của muối bằng 58,5 nên
\(\begin{array}{l} {\rm{ }}23.x + 35,5y = 58,5\\ \Leftrightarrow 23.1 + 35,5 = 58,5\\ \Rightarrow y = 1 \end{array}\)
Vậy công thức hóa học của muối là NaCl
3. Luyện tập Bài 11 Hóa học 8
Sau bài học cần nắm:
- Công thức của đơn chất, hợp chất; củng cố được cách ghi, cách lập công thức hóa học
- cách tính phân tử khối của chất, ý nghĩa công thức hóa học, khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Ca.
- B. Fe.
- C. Cu
- D. Ba
-
Câu 2:
Biết P(V) hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức cho sau đây.
- A. P4O4
- B. P4O10
- C. P2O5
- D. P2O3
-
- A. 30 và 101
- B. 30 và 100
- C. 31 và 101
- D. 31 và 100
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 11.
Bài tập 1 trang 41 SGK Hóa học 8
Bài tập 2 trang 41 SGK Hóa học 8
Bài tập 3 trang 41 SGK Hóa học 8
Bài tập 4 trang 41 SGK Hóa học 8
Bài tập 11.1 trang 15 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.2 trang 15 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.3 trang 15 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.4 trang 16 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.5 trang 16 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.6 trang 16 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.7 trang 16 SBT Hóa học 8
Bài tập 11.8 trang 16 SBT Hóa học 8
4. Hỏi đáp về Bài 11 chương 1 Hóa học 8
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.