Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 19 Carboxylic acid môn Hóa học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 124 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Một số loại acid hữu cơ được dùng trong thực phẩm như acetic acid, lactic acid. Thường gặp nhất là carboxylic acid, có nhiều trong tự nhiên như trong thành phần của các loại trái cây, chúng gây ra vị chua và một số mùi quen thuộc. Carboxylic acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho carboxylic acid?
-
Thảo luận 1 trang 124 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 19.1 hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone.
-
Hoạt động 1 trang 125 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy viết công thức cấu tạo của các carboxylic acid đơn chức có công thức phân tử C4H8O2.
-
Hoạt động 2 trang 125 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy chỉ ra hợp chất carboxylic acid trong số các chất sau đây: CH3CHO (1); C6H5OH (2); CH2 = CH – COOH (3), HOOC – COOH (4).
-
Thảo luận 2 trang 126 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Dựa vào Bảng 19.1, rút ra cách gọi tên carboxylic acid theo danh pháp thay thế.
-
Hoạt động 1 trang 126 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Gọi tên theo danh pháp thay thế của các carboxylic acid sau:
a) (CH3)2CH – COOH.
b) (CH3)3C – COOH.
c) CH3CH=CH-COOH.
d) CH3CH=C(CH3) – COOH.
-
Hoạt động 2 trang 126 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết công thức cấu tạo của các carboxylic acid có tên sau:
a) Propanoic acid.
b) Pent – 3 – enoic acid.
-
Hoạt động 3 trang 126 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết công thức cấu tạo các đồng phân acid có công thức phân tử C5H10O2. Gọi tên theo danh pháp thay thế của các đồng phân đó.
-
Thảo luận 3 trang 127 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
So sánh nhiệt độ sôi của butanoic acid với nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau. Giải thích.
-
Thảo luận 4 trang 127 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vì sao acetic acid tan vô hạn trong nước?
-
Hoạt động trang 127 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau, giải thích.
(1) C3H8.
(2) C2H5COOH.
(3) C2H5CHO.
(4) C3H7OH.
-
Thảo luận 5 trang 128 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Từ đặc điểm cấu tạo nhóm carboxyl, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất carboxyl acid.
-
Thảo luận 6 trang 128 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Biết Ka (hằng số phân li acid) của R – COOH được tính theo biểu thức sau:
\({K_a}\; = \;\frac{{\left[ {{H^ + }\left] \times \right[RCO{O^ - }} \right]}}{{\left[ {RCOOH} \right]}}\)
Dựa vào Bảng 19.3, nhận xét về tính acid của carboxylic acid. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
-
Thảo luận 7 trang 128 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tiến hành Thí nghiệm 1 theo hướng dẫn. Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hoá học của phản ứng.
-
Vận dụng trang 128 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy lựa chọn hoá chất hợp lí để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng. Giải thích.
-
Hoạt động 1 trang 129 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) (CH3)2CHCOOH + Ca →
b) HOOC – COOH + NaOH →
c) HCOOH + Na2CO3 →
d) C2H5COOH + CuO →
-
Hoạt động 2 trang 129 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: ethanol, acetaldehyde, acetic acid và acrylic acid.
-
Thảo luận 8 trang 129 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tiến hành Thí nghiệm 2 theo các bước. Quan sát, nêu hiện tượng.
Dấu hiệu nào giúp nhận biết có sản phẩm mới được tạo thành? Giải thích.
-
Thảo luận 9 trang 129 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Nêu vai trò của dung dịch H2SO4 đặc, đá bọt và dung dịch NaCl bão hoà.
-
Thảo luận 10 trang 129 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Nêu một số biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng.
-
Hoạt động trang 129 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết phản ứng tạo thành ester có công thức CH3 – COO – CH3 từ acid và alcohol tương ứng. Tìm hiểu ứng dụng của ester trên thực tiễn.
-
Thảo luận 11 trang 130 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 19.5, nêu một số ứng dụng của carboxylic acid.
-
Thảo luận 12 trang 131 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Phương pháp điều chế acetic acid bằng cách lên men giấm cần thực hiện trong những điều kiện nào? Giải thích. Nêu những ứng dụng trong thực tiễn của phương pháp trên.
-
Vận dụng trang 131 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tìm hiểu phương pháp lên men giấm và thực hành làm giấm ăn từ các nguồn nguyên liệu sẵn có để sử dụng trong gia đình.
-
Giải Bài 1 trang 132 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết phương trình hoá học các phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có):
CH2 = CH2 → CH3CH2OH → CH3COOC2H5.
-
Giải Bài 2 trang 132 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phản ứng sau:
a) sodium hydroxide + X → sodium methanoate + nước
b) 3 – methylbutanoic acid + Mg → Y + Z
-
Giải Bài 3 trang 132 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Bằng kiến thức hoá học, em hãy giải thích các cách làm sau đây:
a) Khi đồ dùng có đốm gỉ, sử dụng giấm để lau chùi, vết gỉ sẽ hết.
b) Khi thực hiện lên men rượu cần ủ kín, còn khi lên men giấm cần để thoáng.
-
Giải Bài 4 trang 132 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Điều chế ethyl acetate bằng cách cho 6 gam acetic acid tác dụng với 5,2 gam ethanol có xúc tác là dung dịch sulfuric acid đặc và đun nóng thu được 5,28 gam ester. Tính hiệu suất của phản ứng.