Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Kết nối tri thức Bài 22 Bài 21: Nhóm Halogen môn hóa học lớp 10 KNTT giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 113 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX?
-
Giải câu hỏi 2 trang 113 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Từ Bảng 22.2, hãy nhận xét xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide. Giải thích
Bảng 22.2. Nhiệt độ số của các hydrogen halide
-
Giải câu hỏi 3 trang 113 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ở một nhà máy sản xuất vàng từ quặng, sau khi cho dung dịch chứa hợp chất tan của vàng chảy qua cột chứa kẽm hạt, thu được chất rắn gồm vàng và kẽm. Đề xuất phương pháp thu được vàng tinh khiết.
-
Hoạt động 1 trang 113 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch HCl tác dụng với kim loại
Chuẩn bị: 2 ống nghiệm, dung dịch HCl loãng, Zn dạng hạt, Cu dạng lá
Tiến hành:
- Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch HCl loãng
- Cho vài hạt Zn vào ống (1), vài lá Cu vào ống (2)
Quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học
-
Hoạt động 2 trang 114 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch HCl tác dụng với muối NaHCO3 rắn
Chuẩn bị: dung dịch HCl loãng, muối NaHCO3 rắn, ống nghiệm
Tiến hành:
Cho thìa nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm, thêm tiếp dung dịch HCl loãng
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng
2. So sánh tính acid của HCl và H2CO3
-
Giải câu hỏi 4 trang 114 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Viết phương trình hóa học khi cho dung dịch hydrochloric acid lần lượt tác dụng với: Fe, MgO, Cu(OH)2, AgNO3
-
Giải câu hỏi 5 trang 114 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrochloric acid thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện
Ứng dụng này dựa trên tính chất hóa học nào của hydrochloric acid?
-
Hoạt động trang 115 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nhận biết ion halide
Chuẩn bị: 4 ống nghiệm; các dung dịch: AgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI
Tiến hành:
- Cho 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI vào từng ống nghiệm
- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào mỗi ống nghiệm
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
1. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra
2. Nêu cách nhận biết dung dịch muối halide bằng dung dịch AgNO3
-
Giải câu hỏi 6 trang 116 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid đặc
-
Giải câu hỏi 7 trang 116 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây?
-
Giải câu hỏi 8 trang 116 SGK Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nước muối sinh lí thường chia làm 2 loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
-
Giải bài 22.1 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?
A. HCl.
B. HI.
C. HF.
D. HBr.
-
Giải bài 22.2 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?
A. HCl.
B. HBr.
C. HF.
D. HI.
-
Giải bài 22.3 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đổi như thể nào?
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không đổi.
D. Tuần hoàn.
-
Giải bài 22.4 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?
A. HF.
B. HBr.
C. HCl.
D. HI.
-
Giải bài 22.5 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl.
B. NaBr.
C. NaCl.
D. HF.
-
Giải bài 22.6 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm là
A. FeCl3 và H2.
B. FeCl2 và Cl2.
C. FeCl3 và Cl2.
D. FeCl2 và H2.
-
Giải bài 22.7 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi mạ điện là
A. HBr.
B. HF.
C. HI.
D. HCl.
-
Giải bài 22.8 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
D. HI.
-
Giải bài 22.9 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối?
A. NaOH.
B. HCl.
C. AgNO3.
D. KNO3.
-
Giải bài 22.10 trang 68 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3.
B. H2SO4 đặc.
C. HCl.
D. H2SO4 loãng.
-
Giải bài 22.11 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tương tác van der Waals tăng dần.
B. Phân tử khối tăng dần
C. Độ bền liên kết giảm dần.
D. Độ phân cực liên kết giảm dần.
-
Giải bài 22.12 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào?
A. Tuần hoàn.
B. Tăng dần.
C. Giảm dần.
D. Không đổi.
-
Giải bài 22.13 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaHCO3.
B. CaCO3.
C. NaOH.
D. MnO2.
-
Giải bài 22.14 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3.
B. Fe.
C. Fe(OH)2.
D. Fe2O3.
-
Giải bài 22.15 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?
A. Phenolphthalein.
B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.
D. Nước bromine.
-
Giải bài 22.16 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
B. NaOH + HF → NaF + H2O.
C. H2 + F2 → 2HF.
D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
-
Giải bài 22.17 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là
A. tương tác van der Waals tăng dần.
B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân tử khối tăng dần.
D. độ bền liên kết giảm dần.
-
Giải bài 22.18 trang 69 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr.
B. KI.
C. NaCl.
D. NaBr.
-
Giải bài 22.19 trang 70 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.
B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.
C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.
D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.
-
Giải bài 22.20 trang 70 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl?
A. HCl.
B. HF.
C. AgNO3.
D. Br2.
-
Giải bài 22.21 trang 70 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Thực hiện thí nghiệm thử tính hydrogen chloride theo các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị một bình khô chứa khí HCl, đậy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh xuyên qua và một cốc nước.
Bước 2: nhúng ống thuỷ tinh vào cốc nước, thấy nước phun vào bình (xem hình bên).
a) Hiện tượng nước phun vào bình cho thấy áp suất khí HCl trong bình đã tăng hay giảm nhanh. Giải thích
b) Sự biến đổi áp suất như vậy đã chứng tỏ tính chất gì của khí HCl?
-
Giải bài 22.22 trang 70 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong cơ thể người, dịch vị dạ dày có môi trường acid (HCl), pH = 1,6 ÷ 2,4 giúp hỗ trợ tiêu hoá.
a) Một bệnh nhân bị đau dạ dày do dư thừa acid được kê đơn thuốc uống có chứa NaHCO3. Viết phản ứng minh hoạ tác dụng của thuốc.
b) Ở 37 ° C, tỉnh bột bị thuỷ phân thành glucose trong môi trường acid (HCl) có xúc tác enzyme. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
-
Giải bài 22.23 trang 70 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 mL dung dịch muối của sodium. Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng nhạt. Nhỏ vài giọt nước Cl2 vào ống thứ hai, lắc nhẹ, thêm 1 mL benzene và lắc đều, thấy benzene từ không màu chuyển sang màu da cam. Xác định công thức của muối sodium và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
-
Giải bài 22.24 trang 71 SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho các dung dịch hydrochloric acid, sodium chloride, iodine, kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau.
Chất thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Hồ tinh bột
Xuất hiện màu xanh tím
Z
Baking soda, NaHCO3
Có bọt khí bay ra
Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là
A. Z, Y, X.
B. Y, X, Z.
C. Y, Z, X.
D. X, Z, Y.