Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng môn Hóa học lớp 10 CTST giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 94 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát hình trong phần Khởi động, nhận xét về mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học xảy ra trong đám cháy lá cây khô và thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên
-
Giải câu hỏi 2 trang 95 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong tự nhiên và cuộc sống, ở cùng điều kiện, nhiều chất khác nhau sẽ biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau; với cùng một chất, trong điều kiện khác nhau cũng biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau. Tìm các ví dụ minh họa cho 2 nhận định trên
-
Giải câu hỏi 3 trang 95 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 15.1, cho biết nồng độ của chất phản ứng và sản phẩm thay đổi như thế nào theo thời gian
Hình 15.1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ chất phản ứng nồng độ của chất phản ứng và (màu tím) và sản phẩm (màu xanh) theo thời gian
-
Luyện tập trang 95 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Xét phản ứng phân hủy N2O5 ở 45oC
N2O5(g) → N2O4(g) + ½ O2(g)
Sau 184 giây đầu tiên, nồng độ của N2O4 là 0,25M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo N2O4 trong khoảng thời gian trên
-
Giải câu hỏi 4 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng hoặc giảm nồng độ chất phản ứng.
-
Giải câu hỏi 5 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Trong tự nhiên và cuộc sống, có nhiều phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng, tìm các ví dụ minh họa
-
Luyện tập trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng đơn giản sau:
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên
b) Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?
-
Vận dụng trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần:
Nướng bánh mì (1)
Đốt gas khi nấu ăn (2)
Lên men sữa tạo ra sữa chua (3)
Tấm tôn thiếc bị gỉ sét (4)
-
Giải bài 1 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi
- nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?
-
Giải bài 2 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải thích tại sao tốc độ tiêu hao của NO (M/s) và tốc độ tạo thành của N2 (M/s) không giống nhau trong phản ứng:
2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) + N2(g)
-
Giải bài 3 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng:
2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g)
Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO2 tăng từ 0,30M lên 0,40M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng
-
Giải bài 4 trang 96 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng: SO2Cl2(g) → SO2(g) + Cl2(g) được trình bày ở bảng sau:
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu
c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu?
-
Giải bài 15.1 trang 63 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phương trình hoá học:
2KMnO4(aq) + 10FeSO4(aq) + 8H2SO4(aq)
-> 5Fe2(SO4)3(aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Với cùng một lượng các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là:
A. KMnO4.
B. FeSO4.
C. H2SO4.
D. Cả 3 chất hết cùng lúc.
-
Giải bài 15.2 trang 63 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Đối với phản ứng: A + 3B → 2C, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
-
Giải bài 15.3 trang 63 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian
-
Giải bài 15.4 trang 64 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước, O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen?
A. Đường cong số (1).
B. Đường cong số (2).
C. Đường cong số (3).
D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng.
-
Giải bài 15.5 trang 64 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
A. 0,345 M/s.
B. 0,690 M/s.
C. 0,173 M/s.
D. 0,518 M/s.
-
Giải bài 15.6 trang 64 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Phương trình hoá học của phản ứng: CHCl3(g) + Cl2(g) → CCl4(g) + HCl(g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. tăng gấp đôi
B. giảm một nửa.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
-
Giải bài 15.7 trang 64 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phương trình hoá học của phản ứng:
CO(g) + H2O(g) → CO2(g) + H2(g)
Viết biểu thức tốc độ của phản ứng trên. Khi nồng độ CO tăng 2 lần, lượng hơi nước không thay đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
-
Giải bài 15.8 trang 64 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Từ dữ kiện trong Ví dụ 1 (SGK trang 95), tính tốc độ trung bình của phản ứng theo giá trị nồng độ của MgCl2 trong 40 giây (bỏ qua sự thay đổi không đáng kể về thể tích dung dịch sau phản ứng). So sánh giá trị tốc độ phản ứng tính theo HCl với tính theo MgCl2.
-
Giải bài 15.9 trang 65 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Một số phản ứng diễn ra với số mol chất phản ứng cụ thể theo thời gian được thể hiện trong bảng dưới đây.
Phản ứng
Lượng chất phản ứng (mol)
Thời gian (s)
Tốc độ phản ứng (mol/s)
1
2
30
?
2
5
120
?
3
1
90
?
4
3,2
90
?
5
5,9
30
?
a) Tính tốc độ trung bình của mỗi phản ứng
b) Phản ứng nào diễn ra với tốc độ nhanh nhất? Phản ứng nào diễn ra với tốc độ chậm nhất?
-
Giải bài 15.10 trang 65 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hai phương trình hoá học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg(s) + Cl2(g) → MgCl2(s) (1)
2Na(s) + Cl2(g) → 2NaCl(s) (2)
Sau 1 phút, khối lượng MgCl2 được tạo ra 2 gam.
a) Tính tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1).
b) Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2) tương đương (1), thì khối lượng sản phẩm NaCl thu được là bao nhiêu?
-
Giải bài 15.11 trang 65 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho phản ứng tert-butyl chloride (tert–C4H9Cl) với nước:
C4H9Cl(l) + H2O(l) → C4H9OH(aq) + HCl(aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert–butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M.
-
Giải bài 15.12 trang 65 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Xét phản ứng hoá học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B → C. Từ thông tin đã cho, hoàn thành bảng dưới đây:
Thực nghiệm
Nồng độ chất A
(M)
Nồng độ chất B
(M)
Tốc độ phản ứng
(M/s)
1
0,20
0,050
0,24
2
?
0,030
0,20
3
0,40
?
0,80
-
Giải bài 15.13 trang 66 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5 xảy ra như sau:
2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g)
a) Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng theo sự biến thiên nồng độ của chất tham gia và sản phẩm theo thời gian.
b) Sau khoảng thời gian t (s), tốc độ tạo thành O2 là 9,0 × 10-6 (M/s), tính tốc độ của các chất còn lại trong phản ứng.
-
Giải bài 15.14 trang 66 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Sulfuric acid (H2SO4) là hoá chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón, lọc dầu, xử lí nước thải,... Một giai đoạn để sản xuất H2SO4 là phản ứng 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng:
Thời gian (s)
SO2 (M)
O2 (M)
SO3 (M)
300
0,0270
0,0500
0,0072
720
0,0194
0,0462
0,0148
Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên