YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 17: Pháp luật và đời sống


Qua nội dung bài học Bài 17: Pháp luật và đời sống thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo, các em sẽ nắm được khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật. Từ đó, biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của bài do HOC247 biên soạn dưới đây

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

  Pháp luật giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, mỗi công dân cần nắm được khái niệm, đặc điểm của pháp luật, nhận thức vai trò của pháp luật, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật là điều rất cần thiết.

Câu hỏi: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa 2 câu thơ dưới đây:

"...Bảy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền."

(Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam yêu cầu ca, 1922)

Trả lời:

Hai câu thơ khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Theo Người, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.

1.1. Khái niệm pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 116, 117 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Vì sao cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D?

- Quy tắc xử sự chung là gì? Quy tắc xử sự chung có ý nghĩa như thế nào đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật?

Trả lời: 

- Cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ bằng lái xe của anh D vì anh đã vi phạm luật giao thông, điều khiển xe chạy quá tốc độ.

- Quy tắc xử sự chung là tập hợp bộ quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi rộng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày, các quy tắc xử sự này sau khoảng thời gian lâu dài được áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước công nhận theo trình tự thủ tục theo luật định nó sẽ trở thành các quy phạm pháp luật, ở mỗi quan hệ nó điều chỉnh thì nó sẽ trở thành quy phạm pháp luật trong quan hệ pháp luật đó. 

Ý nghĩa: Quy tắc xử sự chung giúp các chủ thể tham gia pháp luật có căn cứ để tự điều khiển hành vi của mình cho phù với chuẩn mực xã hội và pháp luật.

1.2. Đặc điểm của pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin 1, 2 trang 117, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm mục đích gì?

- Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

- Để các quy phạm pháp luật được áp dụng phổ biến vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

Trả lời: 

- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thực hiện chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm cho phụ nữ dân tộc Thái nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho phụ nữ Thái, đồng thời nhằm giúp họ trang bị thêm kiến thức về pháp luật.

- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật đưa ra hệ thống các quy tắc xử sự, là chuẩn mực cho mọi hành vi; được áp dụng nhiều lần và trong phạm vi hiệu lực mà luật tác động đến, với nhiều đối tượng.

Tính quyền lực bắt buộc chung của Nhà nước: Mọi tổ chức cá nhân đều phải thực hiện theo đúng pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh.

- Pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định, được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật,…

1.3. Vai trò của pháp luật trong đời sống

a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 118, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của luật nào?

- Việc xử phạt nhà máy xi măng A thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống như thế nào?

Trả lời: 

- Hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A đã vi phạm quy định của Luật Bảo vệ môi trường khi đã thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí.

- Vai trò của pháp luật trong đời sống: Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 118, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bà H như thế nào?

- Theo em, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội?

Trả lời: 

- Tòa án đã tiếp nhận và căn cứ theo bộ luật Lao động năm 2019 đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ti Y đối với bà H là trái pháp luật và công ty Y phải tiếp nhận bà H cũng như hoàn trả các chế đệ theo quy định của pháp luật.

- Ý nghĩa: Thông qua pháp luật đảm bảo cho người dân được thực hiện các quyền cũng như là nghĩa vụ của mình theo quy định và quyền lợi này sẽ được quy định và bảo vệ một cách tốt nhất; tạo sự công bằng cho xã hội, giúp người dân có niềm tin vào pháp luật, vào sự quản lí của Nhà nước.

  - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

  - Pháp luật có các đặc điểm sau:

 + Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

  + Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.

  + Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.

- Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

  + Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

  + Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bài tập minh họa

Bài tập: Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 – 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

Hướng dẫn giải:

Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết:

- Quốc gia chẳng thể tồn tại thiếu pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia

- Luật pháp chỉ có thể đi vào cuộc sống nếu như nó hiệp với trình độ phát triển kinh tế tầng lớp

- Pháp luật cũng còn cần có quyền lực quốc gia bảo đảm mới có thể phát huy tác dụng trong thực tại đời sống

- Muốn quản lý quốc gia, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội phải chú trọng phát huy vai trò của luật pháp

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo

Một trong những nguyên lý, đã được khẳng định là quốc gia chẳng thể tồn tại thiếu pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia. Trong khoa học có những quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa tuyệt đối của quyền lực nhà nước, coi đó là cái nảy sinh cái thứ nhất, còn pháp luật chỉ là cái phái sinh (cái thứ hai); hoặc coi pháp luật đứng trên quốc gia, quốc gia phải tuyệt đối phục tùng luật pháp... Là chưa có cơ sở xứng đáng vị:

Thứ nhất, đúng là pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng luật pháp không phải chỉ là kết quả của tư duy chủ quan một cách đơn thuần, mà nó còn xuất phát từ những nhu cầu khách quan của tầng lớp. Luật pháp chỉ có thể đi vào cuộc sống nếu như nó hiệp với trình độ phát triển kinh tế tầng lớp.

Thứ hai, pháp luật cũng còn cần có quyền lực quốc gia bảo đảm mới có thể phát huy tác dụng trong thực tại đời sống. Do vậy nói pháp luật đứng trên nhà nước là không thực tại.

Thứ ba, nhu cầu về luật pháp còn là nhu cầu tự thân của bộ máy quốc gia. Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận (nhiều loại cơ quan quốc gia). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động thích hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực quốc gia. Tất những điều đó chỉ có thể thực hành được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của luật pháp.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, muốn có môi trường từng lớp ổn định để mở mang các mối bang giao và hiệp tác thì chẳng thể chỉ để ý ''một mảng'' của hệ thống luật pháp của một quốc gia, mà phải để ý tới sự đồng bộ của cả hệ thống luật pháp của quốc gia đó. Bởi, hệ thống pháp luật của mỗi nhà nước là một chỉnh thể, mỗi bộ phận (mỗi mảng) trong hệ thống pháp luật đó không thể tồn tại và phát triển riêng biệt, cục bộ được mà luôn có quan hệ và tác động qua lại với các bộ phận khác.

Như vậy muốn thực hành tốt sự quản lý quốc gia, đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, mở rộng quan hệ và cộng tác với các nước thì phải chú trọng phát huy vai trò của luật pháp, phải mau chóng xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ và đồng bộ, thích hợp với những điều kiện và cảnh ngộ trong nước, đồng thời hợp với thiên hướng phát triển chung với tình hình quốc tế và khu vực.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 17: Pháp luật và đời sống, các em cần:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm của pháp luật.

- Nêu được vai trò của pháp luật trong đời sống.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật

3.1. Trắc nghiệm Bài 17: Pháp luật và đời sống - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 17 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 119 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 120 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 120 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 121 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 121 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 121 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Củng cố 1 trang 108 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 2 trang 110 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 3 trang 111 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 111 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 2 trang 112 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 3 trang 112 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 4 trang 112 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 5 trang 112 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 6 trang 113 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 1 trang 113 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 2 trang 113 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 17: Pháp luật và đời sống - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF