Cha ông ta có câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”. Chúng ta luôn phải bảo vệ ý kiến đúng và tôn trọng ý kiến đó, không nên nghe theo những điều sai trái. Vậy tôn trọng lẽ phải là gì? Vì sao chúng ta phải tôn trọng lẽ phải? Mời tất cả các em học sinh chúng ta cùng tìm hiểu bài "Tôn trọng lẽ phải."
Tóm tắt bài
Đặt vấn đề
- Nguyễn Quang Bích là một người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
- Nếu thấy ý kiến đó đúng thì ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm em cho là đúng, hợp lý.
- Em phải thể hiện thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
1.1. Khái niệm
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách cư xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
1.2. Ý nghĩa
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
- Làm lành các mối quan hệ trong xã hội góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
- Tôn trọng lẽ phải:
- Chấp hành qui định nơi mình đang sống, làm việc.
- Phê phán những việc làm sai trái
- Lắng nghe ý kiến của người khác, phân tích đúng hợp lí
- Tôn trọng các quy định của trường lớp
- Không rôn trọng lẽ phải:
- Làm trái với quy định của pháp luật nhà nước
- Không thực hiện đúng nội quy của trường, lớp nơi sống và nơi làm việc
- Thích việc gì thì làm
- Không đưa ra chính kiến của mình và không tự quyết định được
- Không muốn mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều đó.
1.3. Cách rèn luyện
- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- Biết lắng nghe ý kiến của người khác và tự sửa lỗi của mình.
- Biết thực hiện tốt các nội quy quy định nơi ở, học và làm việc.
- Sẵn sàng có ý kiến chỉnh sửa lỗi sai của người khác 1 cách tế nhị
2. Luyện tập Bài 1 GDCD 8
Qua bài này các em phải nắm được tôn trọng lẽ phải là công nhận và ủng hộ, tuân theo và… không làm những điều sai trái. Tôn trọng lẽ phải ông nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. Để từ đó các em tự điều chỉnh hành vi của mình một cách hợp lí trong tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
- B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
- C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
- D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
-
- A. Chấp hành tốt nội qui của nhà trường
- B. Thực hiện tốt những qui định của pháp luật
- C. Chỉ làm những việc mình thích, không phê phán những việc làm sai trái
- D. Lắng nghe ý kiến của người khác, tranh luận để tìm ra chân lý
-
Câu 3:
Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?
- A. Liêm khiết
- B. Tôn trọng lẽ phải
- C. Tôn trọng pháp luật
- D. Giữ chữ tín
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 10 trang 6 SBT GDCD 8
Giải bài 11 trang 6 SBT GDCD 8
Giải bài 12 trang 7 SBT GDCD 8
3. Hỏi đáp Bài 1 GDCD 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!