Như chúng ta đã biết một con người sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào, đó là người sống liêm khiết. Vậy Liêm khiết là gì? Tại sao chúng ta phải sống liêm khiết để hiểu sâu hơn mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu bài học: Bài 2: Liêm Khiết
Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
1. Các tình huống
- Việc làm của bà Mari
- Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế.
- Không giữ bản quyền sáng chế cho mình, sẵn sàng sống túng thiếu.
- Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi
- Không nhận món quà của Tổng thống
- Việc làm của bà thể hiện: Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội
- Hành động của Dương Chấn:
- Từ chối vàng bạc Vương Mật mang đến biếu.
- Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứ không cần vàng.
- Thể hiện: Đức tính thanh cao, vô tư không vụ lợi
- Hành động của Bác Hồ:
- Bác sống như những người Việt Nam bình thường
- Khước từ nhà cửa, quân phục, huân huy chương
- Thể hiện: Bác là người Việt Nam trong sạch và liêm khiết
2. Rút ra bài học
- Những cách xử sự đó là những tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
- Những cách xử sự đó nói nên lối sống thanh tao, không vụ lợi, không hám anh, làm việc vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi vật chất.
- Việc học tập đó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nên rất cần thiết và có ý nghĩa.
1.2. Nội dung bài học
1. Thế nào là liêm khiết?
- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Biểu hiện
- Một số biểu hiện của liêm khiết: không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ; không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.
- Làm giàu bằng tai năng, sức lực.
- Kiên trì học tập, vươn lên bằng sức lực của mình.
- Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất.
- Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng.
- ông B bỏ vốn xây dựng công ty giải quyết công ăn việc làm cho mọi người.
- Lợi dụng chức quyền tham ô...
- Lâm tặc móc lối với công an, cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ
- Công ty A làm ăn gian lận.
- Công ty B trốn thuế nhà nước.
- Bạn A không quan tâm đến phong trào của lớp, chỉ lo vun vén cho cá nhân mình
- Không tham gia các hoạt động công ích...
3. Ý nghĩa
Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
2. Luyện tập Bài 2 GDCD 8
Qua bài học này các em cần nắm khái niệm của liêm khiết và ý nghĩa của nó. Để sống và làm việc một cách đàng hoàng, hình thành 1 phong cách sống cho mình. Để góp phần làm cho xã hội phát triển hơn, đất nước văn minh hơn.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. a, b,c, e
- B. a, c, e
- C. a, d, c, e, f
- D. b, c, a, e
-
- A. Trung thực, siêng năng kiên trì
- B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
- C. Khoan dung
- D. Tất cả đáp án trên
-
- A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
- B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
- C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!