Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục công dân 7 Bài 8 Phòng, chống bạo lực học đường giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy tranh luận cùng bạn về những ý kiến sau:
a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
b) Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.
c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.
d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.
e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, chúng ta cần thẳng thắn từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp các mâu thuẫn, xung đột.
f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi ấy.
-
Luyện tập 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy cùng bạn thảo luận để ứng phó với các trường hợp sau.
a) Một anh học lớp trên, rủ em cùng “xử lí” một nhóm bạn khác đã “chơi trội” sau buổi thi văn nghệ toàn trường.
b) Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay một bạn khác giới vì bạn ấy có nhiều điểm khác biệt với mọi người (chiểu cao, cân nặng,...).
c) Trên đường đi học về, em bị một bạn cùng lớp chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khi làm bài kiểm tra.
d) Đã hai lần trong tuần này, một bạn ép em đưa tiền ăn sáng và hăm doạ: “Không được kể lại cho bất kì ai”.
-
Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường.
a) Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường.
b) Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.
c) Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.
d) Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.
e) Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân.
f) Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học đường.
-
Luyện tập 4 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy kể lại một tình huống mâu thuẫn của bạn bè mà em từng chứng kiến, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm tạo môi trường học đường an toàn, lành mạnh.
-
Vận dụng 1 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp về phòng, chống bạo lực học đường bằng các hình thức: vẽ, xé dán tranh,... và trình bày cho cả lớp cùng xem.
-
Vận dụng 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo
Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai trước lớp một tiểu phẩm về phòng, chống bạo lực học đường.
-
Giải Bài tập 1 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.
-
Giải Bài tập 2 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy kể tên một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Em ấn tượng nhất với quy định nào? Vì sao?
-
Giải Bài tập 3 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.
-
Giải Bài tập 4 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.
-
Giải Bài tập 5 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến. Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?
-
Giải Bài tập 6 trang 42 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
A. Bạo lực học đường.
B. Bạo lực gia đình.
C. Bạo lực cộng đồng.
D. Bạo lực xã hội.
Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp.
C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.
D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
A. Do thiếu thốn tình cảm,
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
A. Sự sợ hãi của nạn nhân. ở năng sống ổn đã chung tron
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
C. Giữ kín chuyện để không ai biết.
D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
-
Giải Bài tập 7 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau:
Trường hợp 1. Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.
Trường hợp 2. Do không kiềm chế được cảm xúc, giáo viên đã có lời xúc phạm học sinh trên lớp.
-
Giải Bài tập 8 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy thảo luận với bạn để cùng thiết kế một cuốn cẩm nang giúp học sinh phòng, tránh tình huống bạo lực học đường thường gặp trong nhà trường.
-
Giải Bài tập 9 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy viết một lá thư gửi cho những người gây ra bạo lực học đường để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những hành vi ấy và đưa ra lời khuyên cho họ.
-
Giải Bài tập 10 trang 44 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST
Em hãy thảo luận với các bạn cùng lớp để thực hiện dự án: “Văn minh học đường”.