YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường


Bài giảng Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường được HỌC247 biên soạn chi tiết giúp các em tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân của bạo lực học đường, từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Để đi sâu vào nghiên cứu nội dung bài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài học sau đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Trường học thân thiện, hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường sẽ hiệu quả hơn nếu mỗi chúng ta có suy nghĩ, thái độ, hành vi đúng và phù hợp.

Câu hỏi: Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?

Trả lời:

- Những bạn học sinh trong bức tranh có những hành vi nào chưa phù hợp là:

+ Một bạn nam đã đánh đập bạn, vứt cặp của bạn và còn đe dọa đối với bạn nữ bằng lời nói.

+ Bạn nam khác thì cầm điện thoại chụp lại những hành động đó.

1.1. Khám phá 1

Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.

- Em hãy nêu tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.

- Nêu các nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường.

Trả lời: 

- Các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên:

+ Tranh 1: Đe dọa, chặn đường người khác.

+ Tranh 2: Trêu người khác.

+ Tranh 3: Bắt nạt trong trường học.

+ Tranh 4: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

- Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường:

Nguyên nhân khách quan:

+ Thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ từ gia đình.

+ Ảnh hưởng của các trò chơi điện tử .

+ Ảnh hưởng của môi trường xã hội không lành mạnh.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Thường xuyên chơi với những bạn xấu.

+ Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh.

+ Thiếu kĩ năng sống.

1.2. Khám phá 2

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 42 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Theo em, hành vi của T có phải là bạo lực học đường không? Vì sao?

- Những biểu hiện nào của bạo lực học đường được đề cập trong câu chuyện trên?

- Bạo lực học đường gây ra những hậu quả gì cho N?

Trả lời: 

- Theo em, hành vi của T là bạo lực học đường. Bởi vì dù những lời nói dù trực tiếp hay gián tiếp trên mạng xã hội cũng làm cho người khác trở nên lo lắng, sợ hãi, cảm thấy xấu hổ, được xem là hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Những biểu hiện của bạo lực học đường trong câu chuyện trên là:

+ T lên mạng xã hội đặt điều nói xấu N.

+ T rủ các bạn không chơi với N.

- Ảnh hưởng của bạo lực học đường gây ra cho N là: N cảm thấy lo lắng, buồn bã.

1.3. Khám phá 3

Câu hỏi: Em hãy các thông tin trang 44 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Có những biện pháp nào để hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường và cách can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

- Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lí như thế nào khi gây ra bạo lực học đường?

Trả lời:

- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

+ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường; người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

+ Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ kịp thời.

+ Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

- Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:

+ Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học.

+ Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi , đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực.

+ Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

- Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lí khi gây ra bạo lực học đường như sau:

+ Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuối thực hiện.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bối thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

1.4. Khám phá 4

Câu hỏi: Em hãy đưa ra những cách ứng xử phù hợp cho các tình huống trang 44, 45 SGK GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo.

Tình huống 1: Em sẽ làm gì, nếu là thành viên của đội thắng, thành viên của đội thua?

Tình huống 2:

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong tình huống trên?

2/ Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Nếu là bạn thân của H và tình cờ biết chuyện, em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Nếu là thành viên của đội thắng, em sẽ: ăn mừng một cách khiêm tốn, và đề nghị xem xét lại nếu đội thua mong muốn xử lí pha bóng phạm lỗi.

+ Nếu là thành viên của đội thua, em sẽ: trình bày lại với trọng tài và đội thắng về pha phạm lỗi đó để sau này trọng tài có thể bắt chính xác hơn, chúc mừng đội chiến thắng.

- Tình huống 2:

+ Nhận về hành vi của các bạn: các bạn đang bắt nạt một bạn khác, đó là một hành vi xấu và cần được xử lí nghiêm minh và nó không nên xảy ra ở trường học.

+ Nếu là N, em sẽ: kêu mọi người và chạy lại can ngăn các bạn đó, sau đó sẽ trình bày vấn đề với thầy cô và người lớn để giải quyết giúp bạn.

- Tình huống 3:

Nếu là bạn thân của N và tình cờ biết chuyện thì em sẽ an ủi, động viên bạn hãy vui lên, không nên để ý những lời nói xung quanh và khuyên bạn nên báo với thầy cô để giải quyết vấn đề trên.

  1. Khái niệm:

  - Bạo lực học đường là các hành vi hành vi:

  + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

  + Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

  + Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.

  2. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

  - Nguyên nhân khách quan:

  + Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực

  + Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...

  - Nguyên nhân chủ quan:

  + Sự phát triển tâm lý lứa tuổi

  + Sự thiếu hụt kĩ năng sống,...

 3. Hậu quả của bạo lực học đường:

  - Gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân;

  - Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh.

  4. Cách ứng phó với bạo lực học đường

  - Để ứng phó với bạo lực học đường:

  + Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

  + Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

  + Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

  - Tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

  - Học sinh có hành vi bạo lực học đường phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo qui định của pháp luật.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau

b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra

c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất

d) Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục

Hướng dẫn giải:

- Đọc ý kiến và nhận xét. Giải thích lí do vì sao ý kiến đó đúng hay sai.

Lời giải chi tiết:

a) Sai. Bởi vì bạo lực có rất nhiều biểu hiện: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bị hại, đồng thời để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường, các em cần:

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường: Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 47 SGK Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Giải Bài tập 1 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 6 trang 42 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 7 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 8 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 9 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải Bài tập 10 trang 44 SBT Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON