YOMEDIA
NONE

Địa lí 7 Bài 26: Thiên nhiên châu Phi


Học 247 giới thiệu đến các em học sinh bài: Thiên nhiên châu Phi giúp các em tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản và môi trường thiên nhiên ở châu Phi như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu bài học này

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lý 

  • Châu Phi gồm lục địa Phi và đảo Mađagaxca.
  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ
  • Phia Tây: Đại Tây Dương
  • Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến.
  • Tọa độ các điểm cực:
    • Cực Bắc: mũi Cáp Blăng 37° 20’B
    • Cực Nam: mũi Kim 34° 51’N
    • Cực Đông: mũi Ráthaphun 51° 24’Đ
    • Cực Tây: mũi xanh (Cápve) 17° 35’T

1.2. Địa hình và khoáng sản

a. Địa hình

  • Lục địa Phi là một khối sơn nguyên cao khổng lồ, cao trung bình 750 m, đường bờ biển ít bị chia cắt nên ít vịnh, bán đảo và đảo
  • Có các dạng địa hình chính là: Cao nguyên, bồn địa xen lẫn sơn nguyên và đồng bằng ven biển .

b. Khoáng sản

  • Tài nguyên khoáng sản Châu Phi rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là kim loại quí hiếm như: vàng, kim cương, sắt, đồng…

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Quan sát hình 26.1 (trang 83 SGK Địa lý 7):

Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

Xích đạo đi qua phần nào của châu lục?

Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?

Trả lời: 

  • Châu Phi phía bắc tiếp giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông giáp Biển Đỏ, phía đông nam giáp Ấn Độ Dương, ngăn cách với Châu Á bởi kênh đào Xuy-ê.
  • Đường xích đạo chạy qua gần giữa châu Phi, làm phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

Bài tập 2: Quan sát hình 26.1 (trang 83 SGK Địa lý 7), nhận xét đặc điểm đường bờ biển châu Phi. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi?

  • Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền.
  • Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.

Bài tập 3: Dựa vào hình 26.1 (trang 83 SGK Địa lý 7), lập bảng theo mẫu sau: KHOÁNG SẢN CHÂU PHI

Các khoáng sản chính

Sự phân bố

Dầu mỏ, khí đốt

Đồng bằng và ven biển Bắc Phi, ven vịnh Ghi-nê

Phốt phát

3 nước Bắc Phi (Ma rốc, An-giê-ri, Tuynidi)

Vàng, kim cương

Ven vịnh Ghi nê, khu vực Trung Phi, gần Xích đạo, cộng hòa Nam Phi

Sắt

Dãy Đrê- ken- bec

Đồng và các khoáng sản khác

Cao nguyên Nam Phi

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm những nội dung sau: 

  • Vị trí địa lí của châu Phi
  • Địa hình và khoáng sản của châu Phi như thế nào? 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 84 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 84 SGK Địa lý 7

Bài tập 3 trang 84 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 60 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 61 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 61 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 62 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 3 trang 21 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 26 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON