Bài học sẽ giúp các em nắm được bối cảnh, diễn biến, thành tựu trong công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội và trong hội nhập quốc tế và khu vực.
Tóm tắt lý thuyết
1.1 Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a. Bối cảnh
- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90 diễn biến phức tạp. Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b. Diễn biến
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986:
- Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
1.2 Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
b. Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI…)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, là nước xuất khẩu gạo.
1.3 Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
2. Luyện tập củng cố Bài 1 Địa lí 12
2.1. Bài tập SGK
Bên cạnh việc hướng dẫn nội dung bài học theo chương trình SGK Địa lí lớp 12, HỌC247 còn giúp các em chuẩn bị một số Giải bài tập Địa lý 12 Bài 1 các em có thể xem và tham khảo
Bài tập 1 trang 11 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 11 SGK Địa lý 12
Bài tập 1 trang 3 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 2 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 12
2.2. Bài tập trắc nghiệm
Để giúp các em củng cố kiến thức vừa học, HỌC247 đã tổng hợp và biên soạn một số câu hỏi Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 1 liên quan đến nội dung bài học số 1 của chương trình Địa lý lớp 12.
-
- A. Chính trị
- B. Công nghiệp
- C. Nông nghiệp
- D. Dịch vụ
-
- A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
- B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm
- C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số
- D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu
-
- A. 1975 - 1980
- B. 1988 - 1989
- C. 1999 - 2000
- D. 2003 - 2005
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3. Hỏi đáp bài 1 Địa lý 12
Nếu có gì thắc mắc, các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.
-- Mod Địa Lý 12 HỌC247