HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh bài học này: Bài 11: Khu vực Đông Nam Á giúp các em tìm hiểu bài về tình hình tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Sự thành lập Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á và những thành tựu, quá trình hoạt động của tổ chức đó như thế nào? mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
A. Tự nhiên, dân cư và xã hội (Tiết 1)
C. Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á - ASEAN (Tiết 3)
1.1. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
1.4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
D. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (Tiết 4)
Tóm tắt lý thuyết
A. Tự nhiên, dân cư và xã hội (Tiết 1)
1.1. Tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đông Nam Á lục địa
- Địa hình:
- Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.
- Ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu, sinh vật:
- Nhiệt đới, gió mùa
- Đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan, xavan cây bụi.
- Sông ngòi, biển:
- Dày đặc sông lớn
- Đường bờ biển dài
- Đất đai, khoáng sản:
- Đất màu mỡ: feralit, phù sa…
- Đa dạng: than, sắt, dầu khí…
b. Đông Nam Á biển đảo:
- Địa hình:
- Ít đồng bằng nhưng màu mỡ, nhiều đồi núi, núi lửa
- Nhiều đảo và quần đảo.
- Khí hậu, sinh vật:
- Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
- Rừng xích đạo ẩm thấp
- Sông ngòi:
- Sông ngắn và dốc, ít.
- Vùng biển rộng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Đất đai, khoáng sản:
- Đất đai màu mỡ: phù sa, Feralit…
- Khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ…
1.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản → Phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng → Phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch
b. Khó khăn:
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c. Biện pháp:
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
1.2. Dân cư và xã hội
1.2.1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế → ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phân bố dân cư không đều: tạp trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
1.2.2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc
- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
B. Kinh tế (Tiết 2)
1.1. Cơ cấu kinh tế
- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.
1.2. Công nghiệp
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu → tích lũy vốn.
- Các ngành:
- Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
- Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
- Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … → Xuất khẩu.
1.3. Dịch vụ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
1.4. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1.4.1. Trồng lúa nước
- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
1.4.2. Trồng cây công nghiệp
- Có cao su, cà phê, hồ tiêu...→ chủ yếu để xuất khẩu.
1.4.3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
C. Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á - ASEAN (Tiết 3)
1.1. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc
- Hiện nay là 10 thành viên.
1.1.1. Các mục tiêu chính
- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
1.1.2. Cơ chế hợp tác
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
- Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”.
- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.
1.2. Thành tựu của ASEAN
1. 10/ 11 quốc gia Đông Nam Á là thành viên của ASEAN
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc.
3. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.
1.3. Thách thức của ASEAN
a. Trình độ phát triển còn chênh lệch
b. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
c. Các vấn đề xã hội khác
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực.
1.4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
1.4.1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.
- Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...
- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
1.4.2. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội:
- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b. Thách thức:
- Cạnh tranh lẫn nhau.
- Hòa nhập chứ không “hòa tan”
c. Giải pháp:
- Đón đầu đầu tư
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.
D. Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (Tiết 4)
1.1. Hoạt động du lịch
Cho bảng số liệu (trang 111 SGK 11):
Bảng 11: SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á – NĂM 2003
STT |
Khu vực |
Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) |
Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD) |
1 |
Đông Á |
67230 |
70594 |
2 |
Đông Nam Á |
38468 |
18356 |
3 |
Tây Nam Á |
41394 |
18419 |
a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á (năm 2003)
b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và Tây Nam Á
b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.
- Công thức: Tính bình quân = Chi tiêu của khách du lịch / Số khách du lịch đến = ? (USD/lượt người)
- Ta có: Bình quân khu vực Đông Á = 70594 / 67230 = 1,05 (triệu USD/nghìn lượt người) = 1050 (USD/lượt người)
- Tương tự như cách tính như trên, ta được kết quả khu vực Đông Nam Á = 477 (USD/lượt người) và khu vực Tây Nam Á = 445 (USD/lượt người)
c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và Tây Nam Á
- Năm 2003:
- Số lượng khách du lịch quốc tế năm 2003 của Đông Nam Á chỉ ngang với Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á. (số liệu chứng minh)
- Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến ĐNA Không bằng 1/2 khu vực Đông Á và gần như ngang với Tây Nam Á (số liệu chứng minh)
1.2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á
- Hình 11.9. Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
- Dựa vào hình 11.9 (trang 111 SGK 11 – Biểu đồ giá trị xuất – nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á), nhận xét về cán cân thương mại của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
♦ Cách làm:
- Quan sát biểu đồ ta thấy:
- Có sự chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu giữa các quốc gia (số liệu chứng minh)
- Tuy giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Singapo và Thái Lan nhưng Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong bốn nước. (số liệu chứng minh)
- Trong đó Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại (xuất- nhập khẩu) âm. Ba nước còn lại đều có cán cân thương mại dương (số liệu chứng minh).
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:
- Tự nhiên, dân cư và xã hội
- Tình hình kinh tế
- Quá trình thành lập hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á - ASEAN
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nhiệt đới gió mùa
- B. Cận nhiệt đới
- C. Xích đạo
- D. A, C đúng
-
- A. Bán đảo Đông Dương.
- B. Bán đảo Mã Lai.
- C. Bán đảo Trung - Ấn.
- D. Bán đảo Tiểu Á.
-
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Xin-ga-po.
- C. Thái Lan.
- D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 11 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 101 SGK Địa lý 11
Bài tập 2 trang 101 SGK Địa lý 11
Bài tập 1 trang 105 SGK Địa lý 11
Bài tập 2 trang 105 SGK Địa lý 11
Bài tập 3 trang 105 SGK Địa lý 11
Bài tập 1 trang 108 SGK Địa lý 11
Bài tập 2 trang 108 SGK Địa lý 11
Giải bài tập 1 trang 74 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 2 trang 74 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 3 trang 75 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 4 trang 75 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 5 trang 75 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 6 trang 76 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 7 trang 76 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 1 trang 77 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 2 trang 77 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 3 trang 77 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 4 trang 78 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 5 trang 78 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 6 trang 78 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 7 trang 78 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 8 trang 78 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 9 trang 80 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 10 trang 80 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 11 trang 80 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 1 trang 81 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 2 trang 81 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 3 trang 81 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 4 trang 82 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 5 trang 82 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 6 trang 82 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 7 trang 82 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 8 trang 82 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 1 trang 83 SBT Địa lí 11
Giải bài tập 2 trang 85 SBT Địa lí 11
Bài tập 1 trang 51Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 2 trang 51 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 1 trang 52 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 3 trang 52 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 4 trang 52 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 2 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 3 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 4 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 5 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 1 trang 55 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 2 trang 55 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 3 trang 55 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 1 trang 56 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 4 trang 56 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 5 trang 56 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 6 trang 56 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 7 trang 56 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 2 trang 57 Tập bản đồ Địa Lí 11
Bài tập 3 trang 57 Tập bản đồ Địa Lí 11
3. Hỏi đáp Bài 11 Địa lí 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247