YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển


Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển  hi vọng đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô giáo và học sinh. Qua bài học, các em học sinh mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều, phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống. Phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sóng biển

1. Khái niệm

  • Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

2. Nguyên nhân

  • Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...
  • Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
  • Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.
    • Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
    • Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

1.2. Thủy triều

1. Khái niệm

  • Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

Chu kì tuần trăng

(Chu kì tuần trăng)

2. Nguyên nhân

  • Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Đặc điểm

  • Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều Cường

(Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều Cường)

  • Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch). thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều Kém

(Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều kém)

1.3.  Dòng biển

1. Khái niệm

Các dòng biển trên thế giới

(Các dòng biển trên thế giới)

  • Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
  • Phân loại: dòng nóng, lạnh.

2. Phân bố

  • Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
  • Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
  • Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
  • Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
  • Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
  • Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa. 

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm: 

  • Kiến thức
    • Trình bày khái niệm về sóng biển và nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng biển và sóng thần
    • Hiểu rõ tương quan giữa vị trí Mặt trăng, Mặt trời, Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào
    • Nhận biết được đặc điểm phân bố của các dòng biển trên Trái đất.
  • Kĩ năng
    • Biết phân tích hình vẽ, tranh ảnh và bản đồ để đi đến nội dung bài học.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
    • B. Sự chuyển động của nước biển từ ngoai khơi xô vào bờ.
    • C. Hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
    • D. Sự di chuyển của các biển theo các hướng khác nhau
    • A. Các dòng biển.
    • B. Gió thổi.
    • C. Động đất, núi lửa 
    • D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu ngoai khơi, ...
    • A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.
    • B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng ,trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.
    • C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sứ hút của mặt trăng là chủ yếu. 
       
    • D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 62 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 62 SGK Địa lý 10

Bài tập 3 trang 62 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 44 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 44 SBT Địa lí 10

Bài tập 3 trang 44 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 45 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 45 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 46 SBT Địa lí 10

Bài tập 7 trang 46 SBT Địa lí 10

Bài tập 8 trang 46 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 20 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 16 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON