Thủy quyển là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến thủy quyển? Để bảo vệ nguồn nước ngọt ta cần thực hiện những biện pháp gì? Cùng HỌC247 tìm hiểm qua nội dung bài giảng của Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm thủy quyển
- Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, ...
- Thuỷ quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
- Thuỷ quyển phân bố không đều, chủ yếu là nước mặn chiếm khoảng 97,5%, nước ngọt rất ít chỉ khoảng 2,5%, phân bố ở trên lục địa.
1.2. Nước trên lục địa
a. Các nhân tô ảnh hưởng đến chế độ nước sông
- Nguồn cung cấp nước sông
+ Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau.
+ Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cáp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản. Ngược lại, nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do mưa, vừa do băng, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đòi phức tạp.
+ Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hoà chế độ nước sông.
+ Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thẩm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Ngược lại, những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.
- Các nhân tố tự nhiên khác
+ Địa hình: Ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảỵ nhanh hơn ở đổng bằng.
+ Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại. Nước thẩm dẩn vào đất tạo những mạch nước ngẩm. Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt, ...
+ Hồ, đầm: Nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phẩn nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông. Điển hình như: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.
b. Hồ
- Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông với biển.
- Độ sâu của hồ từ vài mát tới hàng trăm mét, đôi khi đạt tới trên 1 000 m (hồ Bai-can đạt độ sâu 1 741 m).
- Hiện nay, có nhiểu cách phân loại hồ. Dựa trên nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính, cụ thể là:
+ Hồ có nguồn gốc nội sinh: Hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn như hồ Bai-can, hồ Vích-to-ri-a (Victoria - Kê-ni-a, U-gan-đa, Tan-da-ni-a), ..., hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt như Biển Hồ Plei-ku (Pleiku - Việt Nam), hồ Crây-tơ, ...
+ Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: Hồ do băng hà tạo ra như Ngũ Hồ (Ca-na-đa, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn (Ca-na-đa); hồ bồi tụ do sông như hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam). Ngoài ra, còn có hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống như hồ Ka-ri-ba (Kariba -Dim-ba-bu-ê), hồ Dẩu Tiếng, hồ Hoà Bình (Việt Nam), ...
Hình 12.1. Một số hồ trên thế giới
c. Nước băng tuyết
- Trên các đỉnh núi cao và vùng cực, do khí hậu quanh năm lạnh giá nên nước tồn tại ở thể rắn gọi là nước băng tuyết, bao phủ 10% diện tích lục địa.
- Trong đó, nước băng tuyết phân bố rải rác ở đỉnh núi cao, chiếm khoảng 3% diện tích băng trên toàn Trái Đất, đây là nguổn cung cấp nước cho nhiều con sông lớn.
- Nước băng tuyết ở vùng cực và cận cực, có diện tích rộng lớn, bao phủ toàn bộ châu Nam Cực và phẩn lớn phía bắc của châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ.
- Nước băng tuyết có tác dụng quan trọng trong điều hoà nhiệt độ Trái Đất, cung cấp nước ngọt chiếm gần 70% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất.
- Hiện nay, biến đổi khí hậu làm cho nước băng tuyết đang giảm dần.
d. Nước ngầm
- Trong vỏ Trái Đẩt cũng tóm tại một lượng nước khá lớn, đó là nước ngầm.
- Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng chứa nước.
- Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước là nước mưa, hơi nước trong không khí, nước từ sông ngòi thấm xuống, địa hình và cấu tạo đất đá, ... Thực vật làm tăng khả năng thấm và giảm quá trình bốc hơi của nước ngầm.
Hình 12.2. Sơ đồ cấu trúc nước ngầm
1.3. Bảo vệ nước ngọt
- Thuỷ quyển bao phủ tới 76% bể mặt Trái Đất nhưng chỉ có 2,5% lượng nước ngọt, trong đó khoảng 70% lượng nước ngọt này lại tồn tại dưới dạng băng, tuyết.
- Hiện nay, nước ngọt đang trở nên khan hiếm và ô nhiễm.
- Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:
+ Phân phối lại nguổn nước ngọt trên thế giới; xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước, ...
+ Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm; ...
+ Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doạ; giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất, ...
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?
Hướng dẫn giải:
Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:
- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới
- Sử dụng nguồn nước hợp lí
- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước, …
Bài tập 2: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở đâu?
Hướng dẫn giải:
Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa, hơi nước trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật, trong đó có khoảng 3% là nước ngọt còn lại là nước mặn.
Bài tập 3: Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do đâu?
Hướng dẫn giải:
- Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do bề mặt địa hình bằng phẳng, dòng chảy và phù sa tràn ra hai bên sông dễ dàng, lâu dài lòng sông được mở rộng.
- Ở miền núi, địa hình cao, dốc nên nước chảy xiết, đào lòng nhanh và lòng sông hẹp, khả năng mở rộng hạn chế.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được khái niệm thuỷ quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
- Trình bày được đậc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
- Vẽ được sơ đồ, phân tích được hình vẽ về Thuỷ quyển.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ
- B. Sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương
- C. Sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước
- D. Biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển
-
- A. A-ma-dôn
- B. Nin
- C. I-ê-nit-xây
- D. Mê Công
-
- A. A-ma-dôn
- B. Nin
- C. I-ê-nit-xây
- D. Mê Công
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 52 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục I trang 52 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II.1 trang 52 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 53 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II.3 trang 54 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II.4 trang 54 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 55 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 56 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 56 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 56 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 40 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 41 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 42 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 42 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 44 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 45 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 12 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247