Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 206120
Rút gọn \( {P = \sqrt {6 + \sqrt 8 + \sqrt {12} + \sqrt {24} } }\)
- A. \( P = \sqrt 2 + \sqrt 3 \)
- B. \( P = \sqrt 2 + \sqrt 3 +1\)
- C. \( P = \sqrt 2 + \sqrt 3 +\sqrt4\)
- D. Kết quả khác
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 206121
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \( B = \sqrt {4{a^2} - 4a + 1} + \sqrt {4{a^2} - 12a + 9} \)
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 206123
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \( A = \sqrt {{m^2} + 2m + 1} + \sqrt {{m^2} - 8m + 16} \)
- A. 2
- B. 3
- C. 5
- D. 7
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 206127
Cho \( P = \frac{2}{{\sqrt x + 1}}\) . Có bao nhiêu giá trị x thuộc Z để P thuộc Z ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 206129
Cho \( A = \frac{{2\sqrt x - 1}}{{\sqrt x + 2}}\) với ( \(x \ge 0.\) ) Có bao nhiêu giá trị của (x ) để (A ) có giá trị nguyên.
- A. 2
- B. 1
- C. 0
- D. 3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 206133
Rút gọn biểu thức: \({T = \frac{{\left( {\sqrt {2a} - 2\sqrt 2 } \right)\left( {a - 1} \right)}}{{a - \sqrt a - 2}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a > 0;a \ne 4} \right)}\)
- A. \( T = \sqrt 3 \left( {\sqrt a - 1} \right)\)
- B. \( T = \sqrt 2 \left( {\sqrt a +1} \right)\)
- C. \( T = \sqrt 3 \left( {\sqrt a + 1} \right)\)
- D. \( T = \sqrt 2 \left( {\sqrt a - 1} \right)\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 206135
Cho hàm số y = (a − 2) x + 5 có đồ thị là đường thẳng d. Tìm a để đường thẳng d đi qua điểm M(2;3)
- A. a = -1
- B. a = 0
- C. a = -2
- D. a = 1
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 206138
Cho hàm số y = (a − 2) x + 5 có đồ thị là đường thẳng d. Với giá trị nào của a thì hàm số trên đồng biến trên R.
- A. a > 2
- B. a < 2
- C. a > 5
- D. \(a \ge5\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 206141
Tìm điểm mà hàm số y = (m − 2) x + 3m luôn đi qua trong mặt phẳng tọa độ Oxy?
- A. (3;-6)
- B. (-3;-6)
- C. (3;6)
- D. (-3;6)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 206142
Cho các điểm sau, điểm nào không thuộc đồ thị của hàm số y = −3x + 1?
- A. M(1;-4)
- B. N(-1;4)
- C. P(2;-5)
- D. Q(0;1)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 206144
Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết đồ thị của hàm số song song với đường thẳng \(y = \sqrt 3 x\) và đi qua điểm \(B\left( {1\,;\,\sqrt 3 + 5} \right)\)
- A. \(y = \sqrt 3 x + 5\).
- B. \(y = \sqrt 3 x - 5\).
- C. \(y =- \sqrt 3 x + 5\).
- D. \(y = -\sqrt 3 x - 5\).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 206146
Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết a = 3 và đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2 ; 2).
- A. y = -3x - 4
- B. y = -3x + 4
- C. y = 3x + 4
- D. y = 3x - 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 206147
Xác định hàm số bậc nhất y = ax + b biết a = 2 và đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1,5.
- A. y = 2x + 4
- B. y = 2x - 4
- C. y = 2x + 3
- D. y = 2x - 3
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 206148
Hai cặp số (-1 ; 1) và (-1 ; -2) là hai nghệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn. Tập nghiệm của phương trình đó là:
- A. \(S = \left\{ {\left( {x\,\,;\,\,1} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
- B. \(S = \left\{ {\left( { - 1\,\,;\,\,y} \right)\left| {y \in R} \right.} \right\}\)
- C. \(S = \left\{ {\left( {x\,\,;\,\, - 2} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
- D. \(S = \left\{ {\left( { - 1\,\,;\,\,1} \right);\left( { - 1\,\,;\,\, - 2} \right)} \right\}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 206150
Phương trình bậc nhất hai ẩn 2x + 0y = 6 có tập nghiệm là:
- A. \(S = \left\{ 3 \right\}\)
- B. \(S = \left\{ {\left( {3\,\,;\,\,0} \right)} \right\}\)
- C. \(S = \left\{ {\left( {x\,\,;\,\,3} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
- D. \(S = \left\{ {\left( {3\,\,;\,\,y} \right)\left| {y \in R} \right.} \right\}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 206152
Cặp số nào là nghiệm của phương trình 3x + 5y = -3 ?
- A. \(\left( { - 2;1} \right)\)
- B. \(\left( {0;2} \right)\)
- C. \(\left( { - 1;0} \right)\)
- D. \(\left( {1,5;3} \right)\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 206154
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} - \dfrac{1}{y} = 1\\\dfrac{5}{x} + \dfrac{4}{y} = 5\end{array} \right.\) là:
- A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{3}} \right)\)
- B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{3}} \right)\)
- C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{8};\dfrac{7}{2}} \right)\)
- D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{7}{9};\dfrac{7}{2}} \right)\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 206155
Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm \(A\left( {\sqrt 3 \,;\,2} \right)\) và B(0 ; 2)
- A. a = -2; b = 0
- B. a = 0; b = -2
- C. a = 2; b = 0
- D. a = 0; b = 2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 206157
Xác đinh a và b để đồ thị hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm A(3 ; -1) và B(-3 ; 2).
- A. \(a = \dfrac{1}{2};b =- \dfrac{1}{2}\)
- B. \(a = - \dfrac{1}{2};b =-\dfrac{1}{2}\)
- C. \(a = - \dfrac{1}{2};b = \dfrac{1}{2}\)
- D. \(a = \dfrac{1}{2};b = \dfrac{1}{2}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 206160
Ta biết rằng: Một đa thức bằng đa thức 0 khi và chỉ khi tất cả các số của nó bằng 0. Hãy tìm các giá trị của m và n để đa thức sau đây (với số x) bằng đa thức 0: \(P(x) = (3m - 5n + 1)x + (4m - n - 10)\)
- A. m = 3; n = 2.
- B. m = 3; n = -2.
- C. m = -3; n = 2.
- D. m = -3; n = -2.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 206164
Cho phương trình bậc hai \(a{x^2} + bx + c = 0\) . Câu nào dưới đây là đúng ?
- A. Nếu \(\Delta = 0\) thì phương trình có nghiệm là \({x_1} = \dfrac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}},\,\,{x_2} = \dfrac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\)
- B. Nếu \(\Delta < 0\) thì phương trình có nghiệm là \({x_1} = \dfrac{{ - b + \sqrt \Delta }}{{2a}},\,\,{x_2} = \dfrac{{ - b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\)
- C. Nếu \(\Delta > 0\) thì phương trình có nghiệm là \({x_1} = \dfrac{{b + \sqrt \Delta }}{{2a}},\,\,{x_2} = \dfrac{{b - \sqrt \Delta }}{{2a}}\)
- D. Nếu \(\Delta ' > 0\) thì phương trình có nghiệm là \({x_1} = \dfrac{{ - b + \sqrt \Delta }}{a},\,\,{x_2} = \dfrac{{ - b - \sqrt \Delta }}{a}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 206166
Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\). Với giá trị nào của m thì phương trình có nghiệm kép?
- A. \(m = \dfrac{7}{2}\)
- B. \(m = \dfrac{5}{2}\)
- C. \(m = \dfrac{3}{2}\)
- D. \(m = \dfrac{1}{2}\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 206168
Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + {m^2} = 0\). Với giá trị nào của m thì phương trình có hai nghiệm phân biệt.
- A. \(m < \dfrac{-1}{2}\)
- B. \(m < \dfrac{1}{2}\)
- C. \(m > \dfrac{1}{2}\)
- D. \(m > \dfrac{-1}{2}\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 206169
Biết ca nô xuôi dòng sông 39 km, rồi ngược dòng 28 km hết một thời gian bằng thời gian nó đi 70 km trong nước hồ yên lặng. Tính vận tốc của ca nô trong nước yên lặng, biết rằng vận tốc nước chảy là 3 km/h.
- A. \(9\,\left( {km/h} \right)\).
- B. \(10\,\left( {km/h} \right)\).
- C. \(11\,\left( {km/h} \right)\).
- D. \(12\,\left( {km/h} \right)\).
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 206170
Một công nhân phải làm 50 sản phẩm trong một thời gian cố định. Do cải tiến phương pháp sản xuất nên mỗi giờ làm thêm được 5 sản phẩm. Vì thế đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn quy định là 1 giờ 40 phút. Biết theo quy định mỗi giờ người ấy phải làm bao nhiêu sản phẩm ?
- A. 10
- B. 15
- C. 20
- D. 25
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 206172
Bài toán yêu cầu tìm tích của một số dương với một số lớn hơn nó 2 đơn vị, nhưng bạn Quân nhầm đầu bài lại tìm tích của một số dương với một số bé hơn nó 2 đơn vị. Kết quả của bạn Quân là 120. Hỏi nếu làm đúng đầu bài đã cho thì kết quả phải là bao nhiêu ?
- A. 166
- B. 168
- C. 170
- D. 172
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 206175
Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết rằng AB : AC = \(\sqrt3\). Số đo độ của góc ABC bằng:
- A. 30o
- B. 60o
- C. 45o
- D. 50o
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 206176
Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = a, AC = b, AB = c. Khẳng định nào dưới đây đúng?
- A. b = a. cos B
- B. b = c.tan C
- C. b = a.sin B
- D. b = c. cot B
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 206177
Cho ΔABC vuông tại A, ∠B = α, ∠C = β. Hệ thức nào sau đây luôn đúng?
- A. sin α + cos β = 1
- B. tan α = cot β
- C. tan 2α + cot 2β = 1
- D. sin α = cos α
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 206178
Hãy đơn giản biểu thức: sin x − sin x. cos 2x
- A. tan 3x
- B. cos 3x
- C. cot 3x
- D. sin 3x
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 206182
Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) biết góc góc C = 450 và AB = a. Bán kính đường tròn (O) là
- A. \( a\sqrt 2 \)
- B. \( a\sqrt 3\)
- C. \( \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
- D. \( \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 206184
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R), đường cao AH, biết AB = 12cm,AC = 15cm, AH = 6cm.Tính đường kính của đường tròn (O).
- A. 13,5cm
- B. 12cm
- C. 15cm
- D. 30cm
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 206189
Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn sao cho góc DAB = 500. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Góc AEB bằng bao nhiêu độ?
- A. 500
- B. 600
- C. 450
- D. 700
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 206193
Cho ngũ giác đều ABCDE. Gọi K là giao điểm của AC và BE. Khi đó hệ thức nào dưới đây là đúng?
- A. \( C{B^2} = AK.AC\)
- B. \( O{B^2} = AK.AC\)
- C. \(AB+BC=AC\)
- D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 206195
Cho (O;4) có dây AC bằng cạnh hình vuông nội tiếp và dây BC bằng cạnh tam giác đều nội tiếp đường tròn đó điểm C và A nằm cùng phía với BO. Tính số đo góc ACB
- A. 300
- B. 450
- C. 600
- D. 150
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 206198
Tính độ dài cạnh của tam giác đều nội tiếp (O;R) theo R.
- A. \( \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
- B. \(\sqrt3R\)
- C. \(\sqrt6R\)
- D. \(3R\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 206199
Nếu thể tích của một hình cầu là \(113\dfrac{1}{7}\,c{m^3}\) thì trong các kết quả sau đây, kết quả nào là bán kính của nó (lấy \(\pi = \dfrac{{22}}{7})?\)
- A. 2cm
- B. 3cm
- C. 5cm
- D. 6cm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 206201
Nếu một mặt cầu có diện tích là \(1017,36 cm^2\) thì thể tích hình cầu đó là:
- A. \(3052,06 cm\)3
- B. \(3052,08 cm\)3
- C. \(3052,09 cm\)3
- D. Một kết quả khác.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 206203
Khi quay nửa đường tròn, bán kính R = 12,5 cm một vòng quanh đường kính AB cố định, ta được một mặt cầu. Diện tích mặt cầu đó là:
- A. \(605\pi \,c{m^2}\)
- B. \(615\pi \,c{m^2}\)
- C. \(625\pi \,c{m^2}\)
- D. \(635\pi \,c{m^2}\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 206204
Cho hình cầu có đường kính d = 8 cm. Diện tích mặt cầu là:
- A. \(16\pi (c{m^2})\)
- B. \(64\pi (c{m^2})\)
- C. \(12\pi (c{m^2})\)
- D. \(64\pi (c{m})\)