Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 431026
Đâu là ý đúng: Sự đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự?
- A. nhân đôi, phân li, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
- B. nhân đôi, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
- C. phân li, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
- D. nhân đôi, phân li của nhiễm sắc thể
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 431027
Chọn ý đúng: Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian?
- A. giữa 2 lần phân bào.
- B. của quá trình nguyên phân.
- C. sống và phát triển của tế bào.
- D. phân chia nhân và tế bào chất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 431028
Xác định ý đúng: Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi?
- A. sự tăng kích thước các cơ quan trong cơ thể do tế bào có nhiều chất dinh dưỡng nên phân chia nhạnh mẽ hơn.
- B. sự giảm sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến một vài cơ quan trong trong cơ thể không hoạt động được.
- C. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
- D. sự phân chia có kiểm soát của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 431029
Đâu là ý đúng: Ở đột biến của một loài, khi tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 3 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng 144 NST. Thể đột biến này thuộc dạng?
- A. thể ba hoặc thể bốn.
- B. thể bốn hoặc thể không.
- C. thể một hoặc thể ba.
- D. thể không hoặc thể một.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 431030
Xác định: Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật, người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì?
- A. Dễ chuẩn bị và xử lý mẫu.
- B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát.
- C. Để phân biệt vùng đӗng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc.
- D. Có nhiều tế bào đang ở các thời kỳ phân chia.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 431031
Chọn ý đúng: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là?
- A. Anticodon
- B. Gen
- C. Mã di truyền.
- D. Codon.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 431032
Chọn ý đúng: Trong nguyên phân sự biến mất của màng nhân và nhân con xảy ra ở?
- A. Kì sau
- B. Kì giữa
- C. Kì đầu
- D. Kì cuối
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 431033
Xác định: Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở ?
- A. Kỳ sau và kì giữa
- B. Kỳ sau và kỳ cuối
- C. Kỳ đầu và kì cuối
- D. Kỳ cuối và kỳ giữa
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 431034
Đâu là ý đúng: Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?
- A. Trung gian, đầu và cuối
- B. Đầu, giữa , cuối
- C. Đầu, giữa, sau và cuối
- D. Trung gian, đầu và giữa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 431035
Hãy cho biết: Tại vùng sinh sản ở 1 loài động vật, có 50 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 1 số đợt bằng nhau, đã tạo được 3200 tế bào con. Trong lần nguyên phân cuối cùng trên, người ta đếm được trong tất cả các tế bào có 249600 crômatit.Bộ NST 2n của loài, số loại giao tử và số loại hợp tử ( khi không có trao đổi chéo) lần lượt là là:
- A. 42 NST 221 loại giao tử, 242 loại hợp tử.
- B. 36 NST 218 loại giao tử, 236 loại hợp tử.
- C. 78 NST, 239 loại giao tử, 278 loại hợp tử.
- D. 38 NST,219 loại giao tử, 238 loại hợp tử.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 431036
Đâu là ý đúng: Từ 1 hợp tử để hình thành cơ thể đa bào đòi hỏi quá trình?
- A. Giảm phân và thụ tinh
- B. Nguyên phân
- C. Sinh sản hữu tính
- D. Sinh sản dinh dưỡng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 431037
Đâu là ý đúng: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là?
- A. Không tách tâm động và dãn xoắn
- B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
- C. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- D. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 431038
Chọn ý đúng: Nguyên nhân có thể làm phát sinh thể đa bội là?
- A. do tất cả các cặp NST không phân ly.
- B. do trao đổi chéo không cân giữa các NST.
- C. do một hoặc một số cặp NST nào đó không phân ly.
- D. do rối loạn nhân đôi của ADN.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 431039
Xác định: Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân?
- A. Chỉ có đột biến xoma
- B. Đột biến giao tử và đột biến xoma
- C. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi
- D. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 431040
Xác định: Chọn lọc tự nhiên hoạt động dựa trên cái gì?
- A. kiểu hình
- B. kiểu gen
- C. vốn gen của quần thể
- D. cá thể đồng hợp tử trội và dị hợp tử
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 431041
Đâu là ý đúng: Hiện nay người ta đã biết rằng các đột biến có thể được gây ra bởi tất cả những điều sau đây ngoại trừ?
- A. sự bức xạ
- B. một số hóa chất
- C. giao phối gần
- D. một số vi sinh vật
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 431042
Đâu là ý đúng: Một quần thể thực vật xuất phát có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,4. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp từ trong quần thể là
- A. 0,1
- B. 0,2
- C. 0,3
- D. 0,4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 431043
Chọn ý đúng: Qua nhiều thế hệ tự thụ, cấu trúc di truyền của quần thể có đặc điểm gì?
- A. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn tăng dần.
- B. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội tăng dần.
- C. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần.
- D. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, dị hợp giảm dần.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 431044
Chọn ý đúng: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là
- A. 96%
- B. 90%
- C. 64%
- D. 32%
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 431045
Xác định: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích?
- A. Tạo ưu thế lai
- B. Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn
- C. Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng
- D. Tạo giống mới
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 431046
Chọn ý đúng: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần, tự thụ phấn, giao phối cận huyết...
- A. Tạo ra dòng thuần
- B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
- C. Tạo ưu thế lai
- D. Hiện tượng thoái hoá
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 431047
Xác định ý đúng: Ở một quần thể tự phối, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen là 0,3AA: 0,6Aa: 0,1aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F2 loại kiểu gen AA chiếm tỉ lệ?
- A. 52,5%
- B. 56,25%
- C. 50%
- D. 22,5%
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 431048
Xác định ý đúng: Một gen gồm 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường. Thế hệ P có kiểu hình trội chiếm 70%. Sau 2 thế hệ tự thụ, kiểu hình lặn của quần thể là 52,5%. Quần thể nào sau đây có cấu trúc phù hợp với P?
- A. 96AA : 240Aa : 144aa.
- B. 155AA : 279Aa :186aa.
- C. 255AA : 340Aa : 255aa.
- D. 66AA : 396Aa : 198aa.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 431049
Chọn ý đúng: Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ P có 100% kiểu hình hoa màu hồng có kiểu gen Aa. Vậy tỉ lệ hoa màu đỏ : hoa màu hồng : hoa màu trắng ở thế hệ F2 là:
- A. 0,125 : 0,75 : 0,125.
- B. 0,375 : 0,25 : 0,375.
- C. 0,4375 : 0,125 : 0,4375.
- D. 0, 25 : 0,50 : 0, 25.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 431050
Chọn ý đúng nhất: Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F4 là:
- A. 18,750%.
- B. 4,375%.
- C. 0,7656%
- D. 21,875%.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 431051
Xác định ý đúng: Ở một quần thể sinh vật sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trì không đổi là: 0,36AABB : 0,48AAbb : 0,16aabb. Hãy chọn kết luận đúng?
- A. Đây là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
- B. Quần thể tự phối hoặc quần thể sinh sản vô tính.
- C. Quần thể đang cân bằng về di truyền
- D. Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 431052
Cho biết: Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
- A. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
- B. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
- C. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
- D. Các cá thể trong quần thể tự thụ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 431053
Chọn ý đúng: Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là?
- A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
- C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
- D. tỉ lệ đồng hợp tăng, dị hợp giảm, các đồng hợp lặn gây hại.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 431054
Xác định: Vì sao tự thụ phấn hoặc giao phối gần thường dẫn đến thoái hoá giống?
- A. Vì sức sống của giống ngày càng giảm.
- B. Vì sự sinh trưởng và phát triển của giống giảm dần.
- C. Vì khi đó đồng hợp lặn có hại xuất hiện và tăng dần nên kiểu hình có hại được biểu hiện.
- D. Vì do có họ hàng gần nhau.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 431055
Đâu là ý đúng: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì?
- A. các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp.
- B. tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
- C. các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm.
- D. các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 431056
Đâu là ý đúng: Bệnh hói đầu ở người do cặp gen Hh nằm trên NST thường quy định. Kiểu gen HH quy định hói ở cả nam và nữ, kiểu gen Hh quy định hói ở nam nhưng không hói ở nữ, kiểu gen hh quy định không hói. Một cặp vợ chồng đều không hói, bố vợ không bị hói, những người còn lại ở hai gia đình đều không hói. Tính xác suất họ sinh con không bị hói.
- A. 0%
- B. 50,0%
- C. 25,0%
- D. 75,0%
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 431057
Chọn ý đúng: Ở người, cặp HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu, Phụ nữ dị hợp Hh không hói. Ở người, cả nam và nữ đều có thể bị hói đầu nhưng tính trạng này thường gặp ở nam hơn ở nữ. Giải thích nào sau đây hợp lý nhất?
- A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính
- B. Gen quy định tính trạng nằm trên tế bào chất
- C. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
- D. Gen quy định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 431058
Đâu là ý đúng: Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh này. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy chồng bị mù màu đỏ - xanh lục, họ sinh một con trai bị mù màu đỏ - xanh lục. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Người con trai nhận alen gây bệnh này từ:
- A. ông
- B. bố
- C. bà nội
- D. mẹ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 431059
Chọn ý đúng: Con gái mắc bệnh máu khó đông thì kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
- A. ông nội bị bệnh này
- B. bố bị bệnh này
- C. bà ngoại bị bệnh này
- D. mẹ bị bệnh này
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 431060
Xác định ý đúng: Bố mẹ đều bình thường sinh được ba người con, một con gái bình thường, một con trai bị bệnh Q, một con trai bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ cũng bình thường nhưng sinh cháu gái bị bệnh Q. Có thể kết luận bệnh này nhiều khả năng bị chi phối bởi:
- A. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
- B. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
- C. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.
- D. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 431061
Đâu là ý đúng: Ở người u nang là một bệnh hiếm gặp do alen lặn a quy định, alen tương ứng quy định trạng thái bình thường tính trạng di truyền theo quy luật Men đen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh lấy vợ bình thường và họ dự định sinh con.
Xác suất bị bệnh của con đầu lòng của cặp bố mẹ nêu trên là bao nhiêu?
Nếu đứa trẻ đầu lòng bị bệnh thì đứa trẻ thứ hai không mắc bệnh với xác suất là bao nhiêu?
Biết rằng trong quần thể của họ cứ 100 người bình thường có một người dị hợp về gen gây bệnh.
- A. 0,5%; 75%
- B. 0,25%; 75%
- C. 2,5%; 25%
- D. 0,25%; 25%
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 431062
Chọn ý đúng: Ở người, alen A qui định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a qui định da bạch tạng. Người chồng bị bạch tạng, người vợ bình thường, mẹ vợ bình thường mang gen gây bệnh và bố vợ bình thường có kiểu gen đồng hợp tử. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bình thường là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở bố và mẹ diễn ra bình thường
- A. 25%
- B. 75%
- C. 100%
- D. 50%
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 431063
Xác định: Ở người, bệnh bạch tạng và pheninketo niệu đều do gen lặn nằm trên các NST thường khác nhau quy định. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về hai tính trạng này thì con của họ có khả năng mắc 2 bệnh trên là bao nhiêu phần trăm?
- A. 6,25%
- B. 18,75%
- C. 12,5%
- D. 25%
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 431064
Chọn phương án đúng: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.
- A. 3/32
- B. 1/32
- C. 3/16
- D. 3/64
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 431065
Cho biết: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ cơ em trai bị máu khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng không bị bệnh là 3/16
- B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh trên là 1/32
- C. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con gái đầu lòng không bị bệnh là 1/3
- D. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng là 3/31