Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 240678
Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng về nội dung nào?
- A. văn hóa.
- B. kinh tế.
- C. chính trị.
- D. giáo dục.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 240679
Tòa án nhân dân tỉnh Q mở phiên tòa xét xử và kết án 15 năm tù đối với Nguyễn Văn H về tội uống rượu say lái xe ô tô gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước làm gì?
- A. trừng trị người phạm tội.
- B. quản lý công dân.
- C. quản lý xã hội.
- D. bảo vệ xã hội.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 240680
Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?
- A. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
- B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
- C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.
- D. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 240681
Anh P là cán bộ ngân hàng thấy hai chị em bà K và bà G gửi nhiều tiền nên rủ anh T và anh S làm giả hồ sơ để chiếm đoạt. Sau khi hoàn tất một số chứng từ quan trọng anh T từ chối không lấy tiền và ra nước ngoài định cư. Anh S được bố mẹ động viên nên đến cơ quan công an đầu thú và giao nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Trong trường hợp này những ai sau đây sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí?
- A. Bà K, bà G, anh T.
- B. Anh T, anh S.
- C. Bà K, bà G, anh S.
- D. Bà K, bà G.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 240682
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 240683
Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người. Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?
- A. Chị K và bố mẹ chị K.
- B. Gia đình anh H và anh D.
- C. Bố mẹ chị K và anh D.
- D. Chị K và anh H.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 240684
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào sau đây?
- A. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
- B. tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.
- C. chia sẻ, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau.
- D. công bằng, dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 240685
Để quản lý xã hội có hiệu quả, nhà nước đã sử dụng phương tiện chủ yếu nào?
- A. Kế hoạch.
- B. Pháp luật.
- C. Đạo đức.
- D. Giáo dục.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 240686
Một trong những nội dung về quyền bình đẳng trong kinh doanh là gì?
- A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- B. mọi công dân đều được quyền thành lập doanh nghiệp.
- C. mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
- D. chỉ có công dân Việt Nam mới có được quyền tự do kinh doanh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 240687
Pháp luật là phương tiện để nhà nước ..........
- A. bảo vệ công dân.
- B. quản lý xã hội.
- C. bảo vệ xã hội.
- D. quản lý công dân.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 240688
Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến quan hệ nào?
- A. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
- B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- C. quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.
- D. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 240689
Trường hợp tự tiện bắt, giam giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây?
- A. Quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của công dân.
- B. Quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của công dân.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 240690
M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai không vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
- A. Anh G và chị L.
- B. Giám đốc và anh G.
- C. Giám đốc và chị L.
- D. Chị L và H.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 240691
Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, anh A báo công an xã sự việc đó. Công an xã ngay lập tức bắt B lên trụ sở công an để tạm giam. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 240692
Sau khi tốt nghiệp trường đại học xây dựng, anh H không xin vào làm việc ở cơ quan nhà nước mà vay tiền bố mẹ để làm thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nội dung nào trong kinh doanh?
- A. Quyền được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
- B. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh đúng pháp luật.
- C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
- D. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 240693
Sau khi về quê ăn cưới người họ hàng, trên đường trở về nhà do có men rượu không làm chủ được tốc độ nên xe ô tô của anh G đã đâm vào xe máy của chị D đi vào đường một chiều làm cho chị D bị gãy chân và xe máy bị hỏng nặng. Do bức xúc, anh H chồng chị D đã rủ thêm Q tìm đánh anh G làm cho anh G bị chấn thương sọ não phải cấp cứu bệnh viện.Trong trường hợp này, ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?
- A. Anh G và anh Q.
- B. Anh G và anh H.
- C. Anh H và anh Q.
- D. Vợ chồng anh H.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 240694
Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Vậy hiện tượng này thể hiện tác động nào của quy luật giá trị?
- A. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
- B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
- C. Điều chỉnh sản xuất và phân phối lại hàng hóa .
- D. Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 240719
Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp?
- A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- B. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước.
- C. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- D. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 240723
Anh T và chị B kết hôn với nhau đã 6 năm. Cuộc sống anh chị đang rất hạnh phúc nhưng khi chị B nói chuyện với anh T rằng chị muốn đi học nâng cao trình độ thì anhT phản đối quyết liệt. Theo em, trong trường hợp này anh T đã vi phạm quan hệ nào giữa vợ và chồng?
- A. Tài sản.
- B. Nhân thân.
- C. Gia đình.
- D. Hôn nhân.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 240726
Anh K đi xe máy vào đường ngược chiều nên đã đâm vào anh N đang đi đúng chiều khiến anh N bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Anh K bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt và phải bồi thường cho anh N. Như vậy, anh K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
- A. Hình sự và hành chính.
- B. Hành chính và dân sự.
- C. Kỉ luật và dân sự.
- D. Hành chính và kỉ luật.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 240729
Hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Đạo đức.
- B. Kế hoạch.
- C. Chính sách.
- D. Pháp luật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 240733
Các quy phạm xã hội do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện bản chất nào của pháp luật?
- A. xã hội.
- B. chính trị.
- C. kinh tế.
- D. giai cấp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 240735
Bạn H, K. D là học sinh lớp 10 chở nhau trên một xe máy vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. H đã gọi điện cho chú G của mình là phó chủ tịch huyện nhờ can thiệp để cảnh sát giao thông không xử lý. Do có sự can thiệp nên Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt hành chính đối với K và D. Trong trường hợp này, những ai vi phạm nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?
- A. Chú G và H.
- B. Bạn H, K và D.
- C. Cảnh sát giao thông và chú G.
- D. Bạn H, chú G và cảnh sát giao thông.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 240740
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. Khẳng định này thể hiện điều gì?
- A. nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. khái niệm của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. mục đích của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- D. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 240746
Tòa án xét xử các vụ án sản xuất, kinh doanh pháo nổ không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
- A. Bình đẳng trong kinh doanh.
- B. Bình đẳng trong lao động.
- C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- D. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 240749
Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về mặt nào?
- A. giáo dục.
- B. kinh tế.
- C. văn hóa.
- D. chính trị.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 240752
Vào đầu năm học mới, chị B đã bán một đàn gà được 5 triệu đồng để mua sách vở cho con đi học.Trong trường hợp này, tiền đang thực hiện chức năng nào sau đây?
- A. Phương tiện lưu thông.
- B. Tiền tệ thế giới.
- C. Thước đo giá trị.
- D. Phương tiện cất trữ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 240756
Công ty Y ở tỉnh X do ông A làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông A còn phối hợp với anh B tìm cách bí mật xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Biết được việc làm đó anh C bàn với D, E và G đi tố cáo ông A. Vì mục đích riêng nên G không những không tố cáo ông A mà còn đe dọa sẽ giết anh C nếu anh C tố cáo ông A. Trong trường hợp này những ai không tuân thủ pháp luật?
- A. Anh C và G.
- B. Ông A và G.
- C. Ông A, anh B và G.
- D. Ông A và B.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 240761
Anh C và N cùng kinh doanh thức ăn nhanh. Thấy cửa hàng của anh C bán được và thu được nhiều lợi nhuận nên vợ chồng anh N thuê anh K viết bài tung tin lên mạng xã hội về việc anh C bán hàng không đảm bảo chất lượng. Biết chuyện vợ anh K đã khuyên ngăn nhưng không được. Trong trường hợp này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
- A. Vợ chồng K và N.
- B. Vợ chồng N.
- C. Anh C và vợ chồng N.
- D. Anh K và vợ chồng N.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 240768
Ông A cho anh G thuê nhà để ở trong thời hạn 2 năm nhưng ở được 6 tháng thì anh tự tiện chuyển quyền thuê nhà cho chị Q. Trong trường hợp đó, anh G đã vi phạm pháp luật nào?
- A. kỉ luật.
- B. hành chính.
- C. dân sự.
- D. hình sự.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 240773
Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê anh K, anh G chặn đường bắt chị M nhốt tại nhà kho của nhà mình để xét hỏi. Bà L khuyên can nhưng chị H không chịu thả người. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H là anh Q yêu cầu vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H không nghe. Những ai trong trường hợp trên không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Chị M, bà L và anh Q.
- B. Chị H, bà L, anh K, anh G.
- C. Bà L, anh Q, chị H.
- D. Chị H, bà L, anh K.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 240776
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền nào?
- A. đảm bảo công bằng trong bổ nhiệm
- B. tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
- C. thỏa thuận về việc làm có trả công.
- D. đối xử như nhau trong việc lựa chọn việc làm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 240779
Phát hiện ra một cơ sở sản xuất rượu giả, D đã lập tức báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Trong trường hợp này, D đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
- A. thi hành pháp luật.
- B. sử dụng pháp luật.
- C. áp dụng pháp luật.
- D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 240782
Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức nào?
- A. thi hành pháp luật.
- B. áp dụng pháp luật.
- C. tuân thủ pháp luật.
- D. sử dụng pháp luật.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 240785
Mọi công dân khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đều được tự do kinh doanh và nộp thuế cho nhà nước thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?
- A. quyền và trách nhiệm.
- B. quyền và nghĩa vụ.
- C. lợi ích và trách nhiệm.
- D. nhiệm vụ và quyền lợi.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 240788
Do cần vốn để mở rộng kinh doanh, anh T giám đốc công ty X đã chỉ đạo chị M kế toán trưởng tạm dừng trả lương cho công nhân hai tháng. Biết chuyện, chị V nhân viên công ty X đã tâm sự với chồng là anh P làm nghề tự do, bức xúc anh P đã rủ bạn là anh Q đến gây rối công ty X và đe dọa giám đốc T. Trong lúc hai bên cãi vã, sợ bị liên lụy ông Y bảo vệ đã rời phòng làm việc tìm cách tránh mặt. Những ai dưới đây vi phạm kỉ luật?
- A. Chị M, chị V.
- B. Chị M và anh T.
- C. Anh T và ông Y.
- D. Anh T, Q, P.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 240792
Do mâu thuẫn với nhau, trên đường đi học về K rủ H đánh P nhưng H từ chối. Nhìn thấy P, K đã đuổi theo và đánh P bị thương tích. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập vào mặt K. Thấy H chứng kiến toàn bộ sự việc nên P đã đe dọa giết H nếu H tố cáo sự việc này. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
- A. Bạn K và P.
- B. Bạn K, H và P.
- C. Chỉ có K.
- D. Bạn K và H.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 240796
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- A. phụ thuộc lẫn nhau trong sở hữu tài sản riêng.
- B. như nhau trong sở hữu tài sản riêng.
- C. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
- D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 240800
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?
- A. nhân dân.
- B. giai cấp cầm quyền.
- C. tầng lớp thiểu số.
- D. nhà nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 240805
Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây?
- A. Giá trị sử dụng và giá trị.
- B. Giá trị trao đổi và giá cả.
- C. Giá trị và giá trị trao đổi.
- D. Giá cả và giá trị sử dụng.