Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 75553
Hoocmôn Ơstrôgen do
- A. tuyến yên tiết ra
- B. tuyến giáp tiết ra
- C. tinh hoàn tiết ra
- D. buồng trứng tiết ra
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 75555
Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm
- A. prôtêin và lipit
- B. axit nuclêic và lipit
- C. prôtêin và axit amin
- D. prôtêin và axit nuclêic
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 75556
Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?
- A. Nước cùng các ion khoáng
- B. Nước cùng các chất dinh dưỡng
- C. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước
- D. Nước và các chất khí
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 75557
Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là
- A. CO2
- B. ATP, NADPH
- C. O2
- D. O2, ATP, NADPH
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 75559
Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
- A. Chiếu sáng từ ba hướng
- B. Chiếu sáng từ nhiều hướng
- C. Chiếu sáng từ một hướng
- D. Chiếu sáng từ hai hướng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 75561
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
-
A.
Mã di truyền có tính đặc hiệu
-
B.
Mã di truyền có tính phổ biến
-
C.
Mã di truyền luôn là mã bộ ba
- D. Mã di truyền có tính thoái hóa
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 75563
Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
- A. chuỗi chuyền electron hô hấp
- B. chu trình Crep
- C. đường phân
- D. trung gian
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 75564
Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
- A. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân
- B. thành tế bào, tế bào chất, nhân
- C. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân
- D. thành tế bào, màng sinh chất, nhân
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 75566
Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu
- A. hoá tự dưỡng
- B. quang tự dưỡng
- C. quang dị dưỡng
- D. hoá dị dưỡng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 75568
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
- A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi
- B. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau
- C. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào
- D. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 75571
Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là
- A. miệng\( \to \) ruột non\( \to \) thực quản\( \to \)dạ dày\( \to \)ruột già
- B. miệng \( \to \) thực quản \( \to \) dạ dày \( \to \) ruột non \( \to \)ruột già \( \to \) hậu môn
- C. miệng \( \to \) ruột non \( \to \) dạ dày \( \to \) hầu \( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn
- D. miệng \( \to \) dạ dày \( \to \) ruột non \( \to \) thực quản \( \to \) ruột già \( \to \) hậu môn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 75572
Ếch là loài
- A. thụ tinh chéo
- B. thụ tinh trong
- C. thụ tinh ngoài
- D. tự thụ tinh
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 75574
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến điểm.
- A. Đột biến điểm làm biến đổi cấu trúc prôtêin thì có hại cho thể đột biến
- B. Đột biến điểm là biến đổi cấu trúc của gen liên quan đến vài cặp nuclêôtit
- C. Xét ở mức phân tử, đa số đột biến điểm là trung tính
- D. Đột biến điểm chỉ xảy ra ở tế bào nhân sơ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 75576
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào
- A. mang bộ NST đa bội
- B. mang bộ NST tứ bội
- C. mang bộ NST tam bội
- D. mang bộ NST đơn bội
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 75578
Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó
- A. Co phần thân lại
- B. Chỉ co phần bị kim châm
- C. Co những chiếc vòi lại
- D. Co toàn thân lại
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 75579
Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến
- A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST
- B. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- C. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
- D. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 75581
Cho các nhận định sau về quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
1.Diễn ra ở pha G2 trong kỳ trung gian.
2.Mỗi điểm khởi đầu quá trình tự nhân đôi hình thành nên 1 đơn vị tự nhân đôi.
3.Sử dụng các Đềôxi ribô nuclêôtit tự do trong nhân tế bào.
4.Enzim nối (ligaza) nối đoạn mồi với đoạn Okazaki.
5.Enzim mồi thực hiện tổng hợp đoạn mồi theo chiều 5’-> 3’. Các nhận định sai là
- A. (2), (3)
- B. (1), (4)
- C. (2), (5)
- D. (4), (5)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 75582
Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào
- A. bạch cầu
- B. hồng cầu
- C. biểu bì
- D. cơ
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 75584
Cho các thành phần:
1. mARN của gen cấu trúc;
2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
3. Enzim ARN pôlimeraza; 4. Ezim ADN ligaza; 5. Enzim ADN pôlimeraza.
4.Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
- A. 2, 3, 4
- B. 3, 5
- C. 1, 2, 3
- D. 2, 3
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 75585
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
- A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng
- B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
- C. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế
- D. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 75586
Alen A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau.
III.Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống nhau.
IV. Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 75588
Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3'…TAX XAX GGT XXA TXA…5'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribônuclêôtit là
- A. 5'… AUG GUG XXA GGU AGU…3'
- B. 5'… AUG GAX XGU GGU AUU…3'
- C. 5'… AUG AXU AXX UGG XAX … 3'
- D. 5'… AAA UAX XAX GGU XXA … 3'
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 75589
Số lượng nhiếm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n=12. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
- A. 11
- B. 13
- C. 6
- D. 18
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 75590
Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen.
- A. AaaaBBbb
- B. AAAaBBbb
- C. AAaaBBbb
- D. AAaaBbbb
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 75593
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323 nm và có số nuclêôtit loại timin chiếm 18% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số nuclêôtit loại guanin là
- A. 806
- B. 342
- C. 432
- D. 608
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 75597
Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là
- A. 36
- B. 34
- C. 23
- D. 25
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 75599
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là
- A. G, A, U
- B. U, G, X
- C. A, G, X
- D. U, A, X
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 75600
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là
- A. 25%
- B. 10%
- C. 40%
- D. 20%
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 75608
Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
- A. mất một cặp A-T
- B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
- C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
- D. mất một cặp G-X
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 75612
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét các tổ hợp lai:
(1) AAAa x AAAa.
(2) Aaaa x Aaaa.
(3) AAaa x AAAa.
(4) AAaa x AAaa.
(5) AAAa x aaaa.
(6) Aaaa x Aa.
Theo lí thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 100% cây quả đỏ là
- A. (4), (5), (6)
- B. (1), (2), (3)
- C. (2), (4), (6)
- D. (1), (3), (5)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 75614
Cho phép lai giữa các cá thể tứ bội có kiểu gen Aaaa x AAaa. Biết cây tứ bội chỉ cho giao tử 2n. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp ở F1 là
- A. 3/4
- B. 5/6
- C. 1/12
- D. 11/12
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 75617
Ở một loài thú, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số VI có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG
(2) ABCFEDG
(3) ABFCEDG
(4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
- A. (1) ← (2) ← (3) → (4)
- B. (1) ← (3) → (4) → (1)
- C. (3) → (1) → (4) → (1)
- D. (2) → (1) → (3) → ( 4)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 75618
Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang NST đột biến có tỉ lệ
- A. 12,5%
- B. 50%
- C. 25%
- D. 75%
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 75619
Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở hai tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên đã tạo ra hai tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; các tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 448 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- A. 5/7
- B. 1 /7
- C. 1 /2
- D. 6 /7
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 75621
Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử chứa hoàn toàn N14 ?
- A. 16
- B. 10
- C. 14
- D. 12
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 75623
Ở một loài động vật, cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen Aabb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết rằng cặp NST số 2 giảm phân bình thường; cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li ở kì sau I trong giảm phân, giảm phân II diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra là
- A. Abb, abb, A, a
- B. Abb, a hoặc abb, A
- C. Abb, abb, O
- D. Aabb, O
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 75625
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) aaaa × aaaa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
- A. (1), (2)
- B. (3), (4)
- C. (2), (3)
- D. (1), (4).
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 75627
Gen H có 90 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Một đột biến xảy ra tạo ra alen h. Alen đột biến ngắn hơn gen ban đầu 3,4 A0 và có số liên kết hiđrô ít hơn 2. Số nuclêôtit từng loại của alen h là
- A. A = T = 360; G = X = 537
- B. A = T = 360; G = X = 540
- C. A = T = 359; G = X = 540
- D. A = T = 363; G = X = 540
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 75629
Một phân tử mARN nhân tạo được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là: 5’AUGAXUAAXUAXAAGXGA3’. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên phân tử mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN đột biến nói trên có số axit amin (tính cả axit amin mở đầu) là:
- A. 5
- B. 3
- C. 6
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 75632
Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:
Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .
Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.
Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.
Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.
Số phát biểu sai là
- A. 1
- B. 4
- C. 3
- D. 2