Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 150775
Năm 1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định
- A. thực hiện Chính sách kinh tế mới.
- B. thông qua Luận cương tháng Tư.
- C. thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
- D. thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 150776
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại
- A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- B. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- C. Hội đồng tương trợ kinh tế.
- D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 150777
Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào năm 1950?
- A. Việt Nam.
- B. Inđônêxia.
- C. Ấn Độ.
- D. Trung Quốc.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 150778
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần
- A. tạo ra sự cân bằng sức mạnh với Mĩ.
- B. tăng cường sức mạnh quân sự.
- C. đoàn kết để giải phóng dân tộc.
- D. có sự hợp tác để cùng phát triển.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 150779
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
- A. Trải qua những đợt suy thoái ngắn.
- B. Khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
- C. Phát triển nhanh và liên tục.
- D. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 150780
Trong những năm 1960-1973, nền kinh tế của quốc gia nào có sự phát triển “thần kì”?
- A. Brunây.
- B. Miến Điện.
- C. Angiêri.
- D. Nhật Bản.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 150781
Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn của tư bản Pháp (1923)?
- A. Tư sản và địa chủ.
- B. Nông dân.
- C. Công nhân.
- D. Tiểu tư sản.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 150782
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) được xuất bản thành tác phẩm
- A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
- B. Đường Kách mệnh.
- C. Con rồng tre.
- D. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 150783
Tổ chức nào sau đây được lập ra tại Hà Nội vào tháng 3-1929?
- A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên.
- C. Việt Nam Quốc dân đảng.
- D. Đảng Thanh niên.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 150784
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam dẫn đến sự hình thành của
- A. Mặt trận Liên Việt.
- B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
- C. khối liên minh công nông.
- D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 150785
Kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là
- A. đế quốc và phong kiến.
- B. chế độ phản động thuộc địa.
- C. tư sản và địa chủ.
- D. đế quốc và giai cấp địa chủ.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 150786
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là
- A. đánh đổ phong kiến.
- B. chống tư sản và địa chủ.
- C. cải cách ruộng đất.
- D. đánh đổ đế quốc và tay sai.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 150787
Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)?
- A. Biên giới thu - đông năm 1950.
- B. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
- C. Thượng Lào năm 1954.
- D. Điện Biên Phủ năm 1954.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 150788
Ngay sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
- A. Tăng thêm quân đội viễn chinh.
- B. Rút hết quân viễn chinh về nước.
- C. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.
- D. Đưa quân đồng minh vào tham chiến.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 150789
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch
- A. Hồ Chí Minh.
- B. Tây Nguyên.
- C. Đường 14 - Phước Long.
- D. Huế - Đà Nẵng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 150790
Từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986), Việt Nam
- A. đẩy mạnh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất.
- B. bắt đầu thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp.
- C. bắt đầu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- D. chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 150791
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?
- A. Trung Quốc.
- B. Nhật Bản.
- C. Pháp.
- D. Ấn Độ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 150792
Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, các nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển sang thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại là do tác động của yếu tố nào sau đây?
- A. Tất cả các nước Đông Nam Á đã thực hiện mở cửa.
- B. Trật tự thế giới hai cực - hai phe sụp đổ.
- C. Nhu cầu thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật.
- D. Tất cả các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 150829
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực
- A. Bắc Phi.
- B. Nam Phi.
- C. Đông Phi.
- D. Tây Phi.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 150832
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973?
- A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
- B. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp.
- C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
- D. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 150834
Khi mới thành lập (1927), Việt Nam Quốc dân dãng nếu chủ trương
- A. thành lập chính quyền của quần chúng công nông.
- B. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng.
- C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân.
- D. trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 150835
Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện lịch sử nào sau đây?
- A. Quân phiệt Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương.
- B. Có sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Liên Xô.
- C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.
- D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 150836
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã
- A. khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- B. bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
- C. mở đầu giai đoạn đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình.
- D. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 150838
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã
- A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
- B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
- C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia.
- D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 150839
Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965), Mĩ sử dụng chiến thuật nào sau đây?
- A. Cơ giới hóa.
- B. Trực thăng vận.
- C. Vận động chiến.
- D. Du kích chiến.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 150840
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965-1968), Mĩ sử dụng chiến lược quân sự mới nào sau đây?
- A. Thiết xa vận.
- B. Tìm diệt.
- C. Ấp chiến lược.
- D. Trực thăng vận.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 150841
Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (từ ngày 22-12-1974 đến ngày 6-1-1975) của quân dân miền Nam cho thấy
- A. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng.
- B. khả năng Mĩ can thiệp trở lại bằng quân sự rất cao.
- C. so sánh lực lượng thay đổi bất lợi cho cách mạng.
- D. nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 150842
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975-1976 đã
- A. tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên bang Đông Dương.
- B. tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
- C. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về kinh tế.
- D. đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 150843
Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972
- A. là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
- B. đánh dấu nước Đức tái thống nhất sau nhiều thập kỉ chia cắt.
- C. dẫn đến sự xuất hiện của xu thể liên kết khu vực ở châu Âu.
- D. thúc đẩy nhanh sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 150844
Hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các cường quốc từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000 là
- A. tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang.
- B. lôi kéo đồng minh vào các tổ chức quân sự.
- C. thành lập các tổ chức quân sự trên thế giới.
- D. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 150845
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) đều
- A. lôi cuốn đông đảo công nông tham gia cách mạng.
- B. góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển.
- C. chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức trên cả nước.
- D. tăng cường huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 150846
Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
- A. có một chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
- B. tập trung vào mục tiêu duy nhất là ruộng đất cho dân cày.
- C. hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- D. tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 150847
Một trong những đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
- A. giành chính quyền ở nông thôn rồi tiến vào thành thị.
- B. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao.
- C. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi.
- D. diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 150848
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây?
- A. Giải phóng dân tộc bị áp bức
- B. Góp phần chống chủ nghĩa phát xít.
- C. Xóa bỏ các giai cấp bốc lột
- D. Thành lập nhà nước công nông binh
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 150849
Quân Anh và quân Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đều có hành động nào sau đây?
- A. Giúp Nhật khôi phục nền thống trị ở Việt Nam.
- B. Kí hòa ước với Chính phủ Việt Nam.
- C. Chống phá cách mạng Việt Nam.
- D. Chống lại Việt quốc, Việt cách.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 150850
Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1953) xác định phương hướng chiến lược trong đông - xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng
- A. có nhiều kho tàng của quân Pháp.
- B. lực lượng quân Pháp yếu nhất.
- C. tập trung cơ quan đầu não của Pháp.
- D. có tầm quan trọng về chiến lược.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 150851
Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX chứng tỏ
- A. các văn thân, sĩ phu không còn khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước.
- B. các trí thức phong kiến không thể tiếp thu hệ tư tưởng mới để đấu tranh giành độc lập.
- C. tư tưởng phong kiến không còn khả năng giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra.
- D. kể từ đây, ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc chuyển hẳn sang tay giai cấp tư sản.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 150852
Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành hai tổ chức cộng sản (1929) chứng tỏ
- A. việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.
- B. phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sáng tự giác.
- C. khuynh hướng vô sản hoàn toàn chi phối phong trào yêu nước.
- D. giai cấp công nhân trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 150853
Điểm mới trong nội dung Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5-1941) so với Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương là
- A. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng để lãnh đạo cách mạng mỗi nước.
- B. xác định quyền lợi riêng của mỗi giai cấp phải phục tùng quyền lợi chung của dân tộc.
- C. quyết định thay khẩu hiệu cách mạng ruộng đất bằng khẩu hiệu giành độc lập dân tộc.
- D. thành lập chính quyền nhà nước công nông binh của đông đảo quần chúng lao động.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 150854
Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), Biên giới (thu - đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
- A. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.
- B. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
- C. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.
- D. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.