Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 439370
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi:
- A. cần phục vụ công tác điều tra.
- B. sao lưu biên lai thu phí.
- C. kiểm tra hóa đơn tiền điện.
- D. thống kê bưu phẩm đã giao.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 439373
Trong lúc chị A ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn của giám đốc gửi đến, vì ghen ăn tức ở với chị nên anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó.0 Anh C đã vi phạm quyền nào dưới dây của công dân?
- A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
- B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- C. Được tự do đọc thông tin.
- D. Được đảm bảo an toàn về tài sản.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 439374
Hành vi nào dưới đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
- A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
- B. Đưa giùm thư cho người bị khiếm thị.
- C. Kiểm tra số lương thư trước khi gửi.
- D. Nhận thư không đúng tên mình, trả lại cho bưu điện.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 439375
Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.
- D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 439377
Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí:
- A. bằng cách sử dụng bạo lực.
- B. theo quy định của pháp luật.
- C. thông qua chủ thể bảo lãnh.
- D. tại các phiên tòa lưu động.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 439378
Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe doạ giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:
- A. tính mạng và sức khỏe của công dân.
- B. danh dự của công dân.
- C. tinh thần của công dân.
- D. nhân phẩm của công dân.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 439380
Hành vi đánh người, làm tổn hại sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- D. Tự do về thân thể của công dân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 439381
Vì ghen ghét H học giỏi hơn mình nên Y đã tung tin xấu về H liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp lên trên Facebook. Trong trường hợp này Y đã xâm phạm tới:
- A. tính mạng, sức khỏe của H.
- B. nhân phẩm, danh dự của H.
- C. vật chất, tinh thần của H.
- D. sức khỏe, trí tuệ của H.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 439382
Ông P làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Khi làm xong, ông lục túi thì thấy mất 100000 đồng. Ông liền nghi ngay cho V đứa trẻ nhà hàng xóm lấy trộm. Ông P đã tự ý xông vào nhà V, bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận là đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
- A. Bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 439383
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi:
- A. giám hộ trẻ vị thành niên.
- B. giam, giữ người trái pháp luật.
- C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.
- D. cách ly người bị nhiễm dịch theo quy định.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 439384
Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
- C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- D. Có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 439385
Hành vi bắt có trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
- C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
- D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 439386
Anh A tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
- A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- B. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư của công dân.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- D. Quyền nhân thân của công dân.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 439387
Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường N, T đã viết phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của ta đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền được bảo vệ uy tín.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
- C. Quyền được bảo đảm về thanh danh.
- D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 439388
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ thực hiện khi có quyết định hoặc phê chuẩn của:
- A. Hội đồng nhân dân.
- B. Ủy ban nhân dân.
- C. Viện kiểm sát nhân dân.
- D. Tổng thanh tra.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 439389
Theo quy định của Pháp luật công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành bắt giữ một người nào đó đang:
- A. phạm tội quả tang.
- B. khống chế con tin.
- C. cướp giật tài sản.
- D. truy lùng tội phạm.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 439390
Bà V cho rằng đàn trâu nhà anh H đã phá nát ruộng rau nhà mình nên bà đã chửi đổng khiến anh H tức giận và anh đã lấy gậy đánh trọng thương khiến bà V phải nhập viện. Anh H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Tự do ngôn luận.
- B. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
- C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- D. Bất khả xâm phạm về danh dự.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 439391
Công an có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
- B. Hai vợ chồng to tiếng với nhau.
- C. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
- D. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 439392
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức:
- A. vừa vi phạm pháp luật.
- B. vừa trái với chính trị.
- C. vừa vi phạm chính sách.
- D. vừa trái với thực tiễn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 439393
Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A vì ông A chống đối và xúc phạm danh dự nên cán bộ D đã đạp vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh gãy tay ông A. Cán bộ D đã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về tài chính cá nhân.
- B. Được bảo hộ về sức khỏe.
- C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- D. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 439394
H và K đang truy đuổi người cướp túi xách khi vào ngõ trong hẻm thì thấy mất dấu vết H nhìn quanh thấy có một ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để khám còn mình thì đi theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
- A. H và người bị mất cắp.
- B. K và người bị mất cắp.
- C. H, K và người bị mất cắp.
- D. H và K.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 439395
Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D đã tán tỉnh ép nên đã kéo và nhốt D tại phòng trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi hai tiếng sau mới trả cho về. Vài hôm sau D và K ( bạn của D) gặp V và H trong đám cưới sẵn có hơi men D và K đã gây gổ và dạy cho V và H một bài học để trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe của công dân ?
- A. V và H.
- B. V, H, K và D.
- C. D và K.
- D. D, V và H.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 439396
Anh Q đi uống rượu về đang chạy xem máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra. Lo sợ bị phát hiện nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 anh cảnh sát mặc thường phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe.Khi bị bắt, anh Q đã chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặt thường phục, gây thương tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
- A. Anh Q và 2 cảnh sát mặc thường phục.
- B. Anh Q và 3 cảnh sát.
- C. Anh Q.
- D. 2 cảnh sát mặc thường phục.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 439397
Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của G, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của anh G, anh B đã đem lời lăng mạ anh S, anh S bức xúc rủ thêm các anh M, N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 35%. Hỏi những ai dưới xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân?
- A. Anh B, anh M, anh N.
- B. Anh B, anh M, anh N.
- C. Anh M, N.
- D. Anh B, N.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 439398
Do mâu thuẫn với Giám đốc D nên chị t đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của Giám đốc để trên bàn, rồi nhờ anh E đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung không tốt. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bả an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
- A. Giám đốc D, chị T.
- B. GIám đốc D, chị T, anh E và anh K.
- C. Chị T, anh E và anh K.
- D. Giám đốc D, anh E.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 439399
Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?
- A. 12 giờ.
- B. 24 giờ.
- C. 36 giờ.
- D. 48 giờ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 439400
Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được:
- A. Trả tự do sau 12 giờ.
- B. Trả tự do ngay.
- C. Phải được đền đù.
- D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 439401
Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 439402
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là:
- A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 439403
Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm:
- A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
- B. Quyền tự do cư trú.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 439404
Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo:
- A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.
- C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.
- D. Chỉ đạo của cơ quan công an.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 439405
Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền tự do đi lại.
- C. Quyền tự do trao đổi.
- D. Quyền tự do thân thể.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 439406
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
- A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
- B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
- C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 439407
Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
- C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
- D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 439408
Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?
- A. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
- B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 439409
Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Chỉ những người có chức quyền.
- B. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp.
- C. Mọi công dân.
- D. Chỉ những cá nhân có liên quan.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 439410
Phương án nào sau đây là đặc trưng của dân chủ gián tiếp?
- A. Phải đủ 20 tuổi trở nên mới được quyền dân chủ gián tiếp.
- B. Chỉ có tổ chức mới được quyền dân chủ gián tiếp.
- C. Phải có người giới thiệu được quyền dân chủ gián tiếp.
- D. Người dân bầu cử ra người đại diện cho mình để quyết định những công việc chung.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 439411
Anh B đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 700000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
- A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an thành phố.
- B. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
- C. Đăng bài lên Facebook nói xói người cảnh sát này.
- D. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 439412
Phương án nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
- A. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu.
- B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu.
- C. Cử tri nhắn tin bầu cử qua điện thoại.
- D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 439413
Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định?
- A. Luật Báo chí.
- B. Luật khiếu nại.
- C. Luật hành chính.
- D. Luật Tố cáo.