Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 405300
Em hiểu thế nào là Chiến tranh lạnh?
- A. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.
- B. Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới
- C. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô
- D. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 405303
Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?
- A. Sự sụp đổ của Liên Xô
- B. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- C. Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA
- D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 405304
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?
- A. Đảng cộng sản Đông Dương
- B. Đảng nhân dân cách mạng Lào
- C. Đảng cộng sản Lào
- D. Đảng Nhân dân Lào
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 405305
Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- A. Hiến pháp tháng 11-1993
- B. Hiến pháp tháng 10-1993
- C. Hiến pháp tháng 12-1993
- D. Hiến pháp tháng 4-1994
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 405306
Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?
- A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin
- B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
- C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
- D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 405307
Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là
- A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
- B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
- D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 405308
Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là
- A. Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là
- B. Giải mã được bản đồ gen người
- C. Tạo ra cừu Đôli
- D. Đưa người lên mặt trăng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 405309
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?
- A. Tàn phá nặng nề đất nước
- B. Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng
- C. Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa
- D. Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 405310
Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là
- A. Phát triển thần kì
- B. Khủng hoảng
- C. Phát triển chậm lại
- D. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 405311
Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?
- A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972)
- B. Định ước Henxinki được kí kết (1975)
- C. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)
- D. Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 405313
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
- A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực
- B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
- D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 405314
Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
- A. Trật tự hai cực - hai phe
- B. Chiến tranh lạnh
- C. Xu thế liên kết khu vực và quốc tế
- D. Sự ra đời của các khối quân sự đối lập
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 405315
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A. Liên đoàn hồi giáo Ấn Độ
- B. Đảng Quốc đại
- C. Đảng Cộng sản
- D. Liên minh Đảng Quốc đại và Đảng Dân chủ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 405317
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?
- A. Vĩ tuyến 39
- B. Vĩ tuyến 38
- C. Vĩ tuyến 16
- D. Vĩ tuyến 37
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 405318
Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc
- A. Hội nghị Ianta
- B. Hội nghị Xan Phranxico
- C. Hội nghị Pốtxđam
- D. Hội nghị Pari
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 405319
Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
- A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
- B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
- C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
- D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 405321
Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?
- A. Do viện trợ cho Tây Âu
- B. Do tham vọng bá chủ thế giới
- C. Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ
- D. Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 405323
“Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?
- A. Quốc tế hóa
- B. Khu vực hóa
- C. Toàn cầu hóa
- D. Quốc hữu hóa
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 405324
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng
- A. Luôn là con số âm
- B. Chậm phát triển
- C. Không phát triển
- D. Trì trệ, chậm phát triển
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 405325
Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên
- B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành
- C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời
- D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 405326
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
- A. 7- 1976
- B. 7- 1977
- C. 9-1977
- D. 7-1979
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 405328
Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là
- A. Ô nhiễm môi trường
- B. Tai nạn lao động
- C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện
- D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 405330
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?
- A. Mĩ
- B. Nhật Bản
- C. Trung Quốc
- D. Liên Xô
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 405331
Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?
- A. Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới
- B. Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế
- C. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước
- D. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 405333
Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
- A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ
- B. Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ
- C. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ
- D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 405334
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động
- B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định
- C. Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia
- D. Đấu tranh từ thấp đến cao
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 405338
Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?
- A. Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
- B. Chiến tranh Afghanistan (1978-1982)
- C. Chiến tranh vùng Vịnh 1991
- D. Khủng bố 11-9-2001
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 405340
Ý nào sau đây không phải là thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa trên thế thế giới?
- A. Nguy cơ tụt hậu
- B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
- C. Sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn
- D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 405341
Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?
- A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.
- B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.
- C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.
- D. Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 405343
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
- B. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.
- C. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- D. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 405346
Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế? Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/de-kiem-tra-15-phut-chuong-4-phan-1-de-so-2-co-loi-giai-chi-tiet-a82166.html#ixzz7iJj6YuTO
- A. Trung tâm công nghiệp của thế giới.
- B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
- C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới.
- D. Trung tâm kinh tế của thế giới.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 405347
Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?
- A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
- B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới
- C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 405348
Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là
- A. Kinh tế Mĩ tiếp, tục suy giảm so với thập niên 70.
- B. Kinh tế Mĩ đã được Phục hồi và phát triển với tốc độ cao hơn bao giờ hết.
- C. Dù vẫn có những đợt suy thoái ngắn nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.
- D. Kinh tế Mĩ đã phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút nhiều.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 405349
Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ?
- A. Tự do tín ngưỡng.
- B. Ủng hộ độc lập dân tộc.
- C. Thúc đẩy dân chủ.
- D. Chống chủ nghĩa khủng bố.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 405351
Ngày 11/9/2001 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mĩ?
- A. Tổng thống Bush (cha) bị ám sát.
- B. Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.
- C. Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết xây dựng hệ thống là chắn tên lửa NMD bảo. vệ nước Mĩ trước các cuộc tấn công từ xa.
- D. Toà tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 405352
Mĩ đã thực hiện biện pháp cơ bản nào để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại?
- A. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới.
- B. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
- C. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
- D. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 405353
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi và thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật
- B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao, quân sự hoá nền kinh tế
- C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
- D. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 405354
Nội dung nào không nằm trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ là
- A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao
- B. tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế của Mĩ
- C. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác
- D. tăng cường phát triển khoa học, kĩ thuật, quân sự bảo đảm tính hiện đại về vũ trang
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 405355
Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II?
- A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
- B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
- C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
- D. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 405356
Thành tựu nào của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 - 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?
- A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
- C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Italia.