Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 451037
Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của địa hình nước ta?
- A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước
- B. Đồi núi thấp chiếm gần 60% diện tích cả nước
- C. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích
- D. Địa hình có sự phân hóa đa dạng thành nhiều khu vực
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 451043
Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của đồng bằng nào?
- A. Đồng bằng ven biển miền Trung
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Đồng bằng sông Hồng
- D. Đồng bằng Nam Bộ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 451046
Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội?
- A. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, lâm sản, khoáng sản
- B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng
- C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố
- D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 451050
Đâu là nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc?
- A. Gồm các khối núi và cao nguyên
- B. Có bốn cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo
- C. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta
- D. Địa hình thấp và hẹp ngang
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 451054
Đâu là sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc?
- A. Địa hình cao hơn
- B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn
- C. Hướng núi vòng cung
- D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 451059
Đường biên giới quốc gia trên biển là đường có đặc điểm ra sao?
- A. Nối liền các đảo ven bờ và các mũi đất dọc bờ biển
- B. Song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lí về phía biển
- C. Xác định chủ quyền với diện tích vùng biển rộng hơn 1 triệu km2
- D. Có ranh giới ngoài cùng chạy theo phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 451063
Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta là gì?
- A. Tạo điều kiện mở cửa, hội nhập, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài
- B. Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển với các nước
- C. Giao lưu quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ
- D. Mở lối ra biển thuận lợi cho khu vực Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 451066
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự như thế nào?
- A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên
- B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh
- C. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên
- D. Kon Tum, PleiKu, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 451071
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết điểm cực tây thuộc tỉnh nào sau đây của nước ta?
- A. Lào Cai
- B. Sơn La
- C. Điện Biên
- D. Lai Châu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 451078
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết trong các đỉnh núi sau đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
- A. Ngọc Krinh
- B. Ngọc Linh
- C. Kon Ka Kinh
- D. Vọng Phu
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 451080
Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào sau đây?
- A. Trường Sơn Bắc
- B. Tây Bắc
- C. Đông Bắc
- D. Trường Sơn Nam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 451083
Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
- A. Cao nhất nước ta
- B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
- D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 451087
Đâu là đặc điểm của cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La?
- A. Cấu tạo chủ yếu là ba zan
- B. Cấu tạo chủ yếu là phù sa cổ
- C. Có độ cao trên 800m
- D. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 451092
Theo quan điểm địa kinh tế thì vị trí địa lí nước ta có đặc điểm là gì?
- A. Nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương
- B. Nằm ở khu vực phát triển năng động của thế giới
- C. Nằm trong khu vực nội chí tuyến
- D. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 451095
Điểm giống nhau giữa đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là gì?
- A. Có hệ thống đê ngăn lũ
- B. Có địa hình thấp và bằng phẳng
- C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông
- D. Có hệ thông kênh rạch chằng chịt
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 451106
Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh nào?
- A. Cao Bằng
- B. Hà Giang
- C. Yên Bái
- D. Lạng Sơn
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 451109
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
- A. Vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương
- B. Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không
- C. Trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới
- D. Nằm ở trung tâm của châu Á
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 451112
Đâu là khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi?
- A. Động đất, bão và lũ lụt
- B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn
- C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy
- D. Mưa giông, hạn hán, cát bay
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 451116
Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Ninh Thuận
- B. Khánh Hòa
- C. Đà Nẵng
- D. Phú Yên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 451118
Đâu là điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du?
- A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ
- B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan
- C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo
- D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 451121
Đâu là ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta?
- A. Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới
- B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
- C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước
- D. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 451123
Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh loại cây trồng nào?
- A. Lương thực
- B. Thực phẩm
- C. Công nghiệp
- D. Hoa màu
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 451126
Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
- A. Vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít
- B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển
- C. Các dãy núi lan sát ra biển chia cắt, sông ngắn nhỏ, ít phù sa
- D. Con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 451131
Đâu là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác?
- A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam
- B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối
- C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở
- D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 451134
Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi yếu tố nào?
- A. Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản
- B. Phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng
- C. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển
- D. Giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 451140
Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính nào?
- A. Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- B. Hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung
- C. Hướng bắc - nam và hướng vòng cung
- D. Hướng đông - tây và hướng vòng cung
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 451142
Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam như thế nào?
- A. Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam
- B. Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ
- C. Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m
- D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 451144
Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng nào?
- A. Đất
- B. Biển
- C. Trời
- D. Nội thủy
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 451148
Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào?
- A. Trung Quốc
- B. Campuchia
- C. Lào
- D. Thái Lan
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 451150
Phát biểu nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
- A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng
- B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
- C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm
- D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 451156
Đâu là tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta?
- A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông
- B. Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp
- C. Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài
- D. Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 451159
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển loại cây nào?
- A. Các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả
- B. Các cây công nghiệp, cây rau đậu
- C. Các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu
- D. Các cây công nghiệp, cây ăn quả
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 451160
Do đâu mà đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn?
- A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
- B. Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc
- C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
- D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 451165
Nước ta nằm ở vị trí nào?
- A. Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương
- B. Rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương
- C. Trung tâm châu Á
- D. Phía đông Đông Nam Á
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 451168
Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?
- A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- C. Địa hình nước ta khá đa dạng
- D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 451174
Đâu là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
- A. Dãy Hoàng Liên Sơn
- B. Dãy Hoành Sơn
- C. Sông Cả
- D. Dãy Bạch Mã
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 451178
Phát biểu nào không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
- A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng
- B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
- C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm
- D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 451183
Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi gì?
- A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác quản lí tất cả các nguồn tài nguyên, các nước khác không có quyền tự do về hàng hải, hàng không
- B. Có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn cho phép các nước tự do về hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm
- C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển
- D. Nước ta không có chủ quyền về mặt khai thác, quản lí các nguồn tài nguyên
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 451186
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có đặc điểm gì?
- A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều
- B. Nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương
- C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
- D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 451190
Vì sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
- A. Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
- B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
- C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
- D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa