Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 49300
Cho vài giọt iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 - 2 ml hồ tinh bột, đun nóng một lát, sau để nguội. Hiện tượng quan sát được là
- A. xuất hiện màu tím xanh, sau đó mất màu, để nguội màu xanh lại xuất hiện.
- B. xuất hiện màu tím xanh, khi đun nóng chuyển sang màu đỏ gạch.
- C. xuất hiện màu tím xanh, đun nóng thấy màu xanh đậm dần.
- D. xuất hiện màu đen, sau đó chuyển màu tím, để nguội màu xanh lại xuất hiện.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 49364
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là:
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 49366
Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
- A. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
- B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
-
C.
Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
- D. Hợp chất chứa nhiều nhóm cacboxyl.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 49367
Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
- A. Tính chất của nhóm andehit
- B. Tính chất poliol
- C. Tham gia phản ứng thủy phân
- D. Lên men tạo ancol etylic
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 49369
Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
- A. 3
- B. 5
- C. 1
- D. 4
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 49370
Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?
(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
- A. (3)
- B. (4)
- C. (3) và (4)
- D. (2) và (4)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 49371
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
- B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
- C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
- D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 49373
Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
- A. Tráng gương, tráng phích.
- B. Nguyên liệu sản xuất chất dẻo PVC.
- C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
- D. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 49374
Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
- A. glucozơ.
- B. saccarozơ.
- C. tinh bột.
- D. xenlulozơ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 49376
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
- A. Không thể thủy phân monosaccarit.
- B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai phân tử monosaccarit.
- C. Thủy phân polisaccarit chỉ tạo nhiều phân tử monosaccarit.
- D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli–, đi– và monosaccarit.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 49377
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và:
- A. C2H5OH.
- B. CH3COOH.
-
C.
HCOOH.
- D. CH3CHO.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 49379
Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau: (1) ép mía; (2) tẩy màu nước mía bằng SO2; (3) thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất; (4) thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3; (5) cô đặc để kết tinh đường. Thứ tự đúng của các công đoạn là
- A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
- B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
- C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).
- D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 49380
Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
- A. Kim loại Na.
- B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
-
C.
Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
- D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 49383
Chất thuộc loại đisaccarit là
- A. Glucozơ.
- B. Saccarozơ.
- C. Xenlulozơ.
- D. Fructozơ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 49384
Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
- A. 3
- B. 1
- C. 4
- D. 2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 49388
Có các phản ứng sau: phản ứng tráng gương (1); phản ứng với I2 (2); phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam (3); phản ứng thuỷ phân (4); phản ứng este hóa (5); phản ứng với Cu(OH)2 tạo Cu2O (6). Tinh bột có phản ứng nào trong các phản ứng trên?
- A. (2), (4).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (4), (5).
- D. (2), (3), (4).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 49389
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
- A. Glucozơ
- B. Fructozơ
- C. Saccarozơ
- D. Mantozơ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 49391
Cho sơ đồ : Tinh bột → A1 → A2 → A3 → A4 → CH3COOC2H5. A1, A2, A3, A4 có CTCT thu gọn lần luợt là
- A. C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
- B. C12H22O11, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
-
C.
glicozen, C6H12O6 , CH3CHO , CH3COOH.
- D. C12H22O11 , C2H5OH , CH3CHO, CH3COOH.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 49392
Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số chất đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)3/OH- thành Cu2O là.
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 5
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 49395
Cho sơ đồ:
Tên gọi của phản ứng nào sau đây là không đúng:
- A. (3): Phản ứng lên men ancol.
- B. (4): Phản ứng lên men giấm.
- C. (2): Phản ứng thủy phân.
- D. (1): Phản ứng cộng hợp.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 49396
Mantozơ có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau: (1) H2 (Ni, to); (2) Cu(OH)4; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) (CH3O)2O/H2SO4đặc; (5) CH3OH/HCl; (6) dung dịch H2SO4 loãng, to.
- A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
- B. (2), (3), (6).
- C. (2), (3), (4), (5).
- D. (1), (2), (3), (6).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 49397
Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
- A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
- B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
- C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
- D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 49398
Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
- A. Dung dịch AgNO3 trong NH3
- B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
-
C.
Dung dịch nước brom
- D. Dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 49399
Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao (CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
- A. Dung dịch HCl
- B. Dung dịch NaOH
-
C.
Dung dịch I2 (cồn iot)
- D. Dung dịch quì tím
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 49400
Cho bốn ống nghiệm mất nhãn chứa 4 dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây nhận biết chúng?
- A. Cu(OH)2 trong kiềm đun nóng.
- B. Dung dịch AgNO3/NH3
-
C.
Kim loại natri
- D. Dung dịch nước brom
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 49402
Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch gồm glixeron, andehit axetic, glucozơ. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ trên?
- A. Qùy tím và AgNO3/NH3
- B. CaCO3/Cu(OH)2
-
C.
CuO và dd Br2
- D. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2/OH- đun nóng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 49403
Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt tất cả các dung dịch nào sau đây?
- A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, andehit axetic.
- B. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancoletylic
- C. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
- D. Saccarozơ, glixerol, andehit axetic, ancol etylic
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 49405
Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết tinh bột?
- A. Cu(OH)2
- B. AgNO3/NH3
-
C.
Br2
- D. I2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 49406
Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
- A. Glucozơ và mantozơ
- B. Glucozơ và glixerol
- C. Saccarozơ và glixerol
- D. Glucozơ và fructozơ
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 124264
Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu m3 không khí để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp?
- A. 1382,7
- B. 140,27
- C. 1382,4
- D. 691,33.