Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 129035
Điện áp đặt vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C không phân nhánh. Điện áp hai đầu R là 80V, hai đầu L là 120V, hai bản tụ C là 60V. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là:
- A. 260V
- B. 140V
- C. 100V
- D. 20V
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 129038
Một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm R = 100W, cuộn dây thuần cảm \(L = \frac{1}{\pi }\)H, tụ điện có điện dung C = 15,9 mF. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch là \(u = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\) (V). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là :
- A. \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(A)
- B. \(i = 0,5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)
- C. \(i = 02\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)
- D. \(i = \frac{1}{5}\sqrt {\frac{2}{3}} \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) (A)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 129040
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 100W, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng bằng 100W, tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\) F mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = 200\sin 100\pi t\) (V). Công suất tiêu thụ bởi đoạn mạch là:
- A. P = 200W
- B. P = 400W
- C. P = 100W
- D. P = 50W
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 129053
Một khung dây có N = 50 vòng, đường kính mỗi vòng là d = 20cm. Đặt khung dây trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 T. Pháp tuyến của khung hợp với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) góc j. Giá trị cực đại của từ thông là:
- A. \({\Phi _0}\) = 0,012 (Wb).
- B. \({\Phi _0}\) = 0,012 (Wb).
- C. \({\Phi _0}\) = 6,28.10-4 (Wb).
- D. \({\Phi _0}\) = 0,05 (Wb).
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 129055
Mắc một cuộn dây hệ số tự cảm L có điện trở r = 100W, nối tiếp với tụ điện có điện dung 31,8mF. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch có biểu thức là \(u = 200\sin 100\pi t\)(V). Điều chỉnh L sao cho cường độ dòng điện đạt cực đại. Cường độ dòng điện hiệu dụng cực đại Imax là:
- A. 2A
- B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)A
- C. 1A
- D. \(\sqrt 2 \)A
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 129057
Máy phát điện xoay chiều ba pha mắc sao, điện áp pha 127V, tần số 50Hz. Người ta đưa dòng điện vào tải ba pha mắc tam giác, đối xứng. Mỗi tải là cuộn dây có điện trở thuần r = 12W, độ tự cảm L = 51mH. Cường độ dòng điện đi qua các tải sẽ là:
- A. 6,35A
- B. 11A
- C. 12,63A
- D. 4,54A
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 129059
Cho mạch điện R, L, C mắc nối tiếp. Cuộn dây thuần cảm, tụ điện có C thay đổi được. Điều chỉnh C để UC đạt giá trị cực đại thì ta sẽ có:
-
A.
uLC vuông pha với u.
- B. uRL vuông pha với u.
- C. uLC vuông pha với uRC.
- D. uRC vuông pha với u.
-
A.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 129060
Cho mạch điện gồm hai hộp kín 1 và 2. u2 trùng pha với i. Điện áp u1 nhanh pha \(\frac{\pi }{3}\) so với u2. Chúng có giá trị hiệu dụng \({U_1} = {U_2} = 80\sqrt 3 \)V. Góc lệch pha giữa điện áp u của toàn mạch so với i là :
- A. \(\frac{\pi }{3}\)
- B. \(\frac{\pi }{4}\)
- C. \(\frac{\pi }{2}\)
- D. \(\frac{\pi }{6}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 129062
Mạch R, L, C nối tiếp có \(2\pi f\sqrt {LC} = 1\). Nếu cho R tăng 2 lần thì hệ số công suất của mạch
- A. tăng 2 lần
- B. Giảm 2 lần
- C. tăng bất kì
- D. không đổi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 129064
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{1}{{2\pi }}\)H thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức \(i = 3\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Biểu thức điện áp ở hai đầu đoạn mạch là:
- A. \(u = 150\sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).
- B. \(u = 150\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).
- C. \(u = 150\sqrt 2 \sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).
- D. \(u = 100\sin \left( {100\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (V).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 129066
Cho mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, trong đó R thay đổi được. Cho \(L = \frac{1}{\pi }\)H, \(C = \frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }\)F, điện hai đầu mạch giữ không đổi có biểu thức \(u = 100\sqrt 2 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in1}}00\pi t\) (V). Giá trị của R và công suất cực đại của mạch lần lượt là:
-
A.
R = 40W, P = 100W.
- B. R = 50W, P = 500W.
- C. R = 50W, P = 200W.
- D. R = 50W, P = 100W.
-
A.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 129067
Một máy biến áp một pha có số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2000 vòng và 100 vòng. Điện áp và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là 120V – 0,8A. Bỏ qua mất mát điện năng thì điện áp hiệu dụng và công suất ở mạch thứ cấp là:
-
A.
6V – 96W.
- B. 240V – 96W.
- C. 6V – 4,8W.
- D. 120V – 4,8W.
-
A.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 129069
Một khung dây có 200 vòng, diện tích mỗi vòng là 125cm2. Đặt khung dây trong từ trường có cảm ứng từ B = 0,4T. Lúc t = 0, vec-tơ pháp tuyến của khung hợp với \(\overrightarrow B \) góc \(\frac{\pi }{6}\). Cho khung dây quay đều quanh trục \(\Delta \bot \overrightarrow B \) với vận tốc \(\omega = 100\pi \) rad/s. Tính tần số và suất điện động hiệu dụng trong khung lúc \(t = \frac{1}{{50}}\)s.
- A. f = 100Hz, E = 444\(\sqrt 2 \) (V).
- B. f = 50Hz, E = 222 (V).
- C. f = 50Hz, E = 444 \(\sqrt 2 \)(V).
- D. f = 100Hz, E = 444 (V).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 129071
Cho mạch xoay chiều R, L, C nối tiếp.
- Khi nối tắt L (còn R nối tiếp C) thì thấy i nhanh pha hơn u một góc \(\frac{\pi }{4}\).
- Khi R, L, C nối tiếp thì i chậm pha so với u một góc \(\frac{\pi }{4}\) .
Mối liên hệ giữa ZL và ZC là:
-
A.
ZL = 2ZC.
- B. ZC = 2ZL.
- C. ZL = ZC.
- D. không xác định được.
-
A.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 129073
Cho mạch điện như hình vẽ.
R1 = ZL1 = 100W. X là hộp kín chỉ chứa một trong ba phần tử điện thuần R, L, C. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch thì uAB nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{3}\) . X là phần tử điện có giá trị:
- A. R = 73,2W
- B. ZL = 73,2W
- C. ZC = 73,2W
- D. R = 6,8W
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 129075
Mạch điện gồm cuộn thuần cảm L = 0,318H nối tiếp biến trở Rx và nối tiếp với tụ điện C = 0,159.10-4F. Tần số dòng điện f = 50Hz. Để điện áp hai đầu RL là uRL vuông pha với điện áp hai đầu RC là uRC thì R có giá trị:
- A. 100W
- B. 141W
- C. 200W
- D. 284W
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 129076
Cho mạch điện không phân nhánh. R = 40W, cuộn dây có r = 20W và L = 0,0636H, tụ điện có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có f = 50Hz và U = 120V. Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại, giá trị đó bằng:
- A. 40V
- B. 80V
- C. 46,57V
- D. 56,57V
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 129078
Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu hình sao vào mạng điện xoay chiều ba pha, có điện áp dây 380V. Động cơ có công suất 10 kW. Hệ số công suất 0,8. Cường độ dòng điện hiệu dụng đi qua mỗi cuộn dây có giá trị bao nhiêu?
- A. 18,94A
- B. 56,72A
- C. 45,36A
- D. 26,35A
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 129080
Cuộn thứ cấp của máy biến áp có 1500 vòng và dòng điện có f = 50Hz. Giá trị cực đại của từ thông trong lõi thép là 0,6 Wb. Chọn pha ban đầu bằng không. Biểu thức của suất điện động trong cuộn thứ cấp là:
- A. \(e = 200\cos 100\pi t\)(V).
- B. \(e = 200\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)(V).
- C. \(e = 200\sqrt 2 \cos 100\pi t\)(V).
- D. \(e = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)(V).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 129082
Cho đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp gồm R = 100W, cuộn dây thuần cảm có L = 0,318H. Tần số dòng điện f = 50Hz. Biết tổng trở của đoạn mạch bằng \(100\sqrt 2 \). Điện dung C của tụ điện có giá trị:
- A. 200 \(\mu \)F.
- B. 15,9 \(\mu \)F.
- C. \(\frac{2}{\pi }\mu F\)
- D. \(\frac{1}{\pi }\mu F\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 129305
Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, mắc nối tiếp với tụ điện. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Mối quan hệ giữa điện trở thuần R với cảm kháng ZL của cuộn dây và dung kháng ZC của tụ điện là:
- A. \({R^2} = {Z_C}({Z_L} - {Z_C}).\)
- B. \({R^2} = {Z_C}({Z_C} - {Z_L}).\)
- C. \({R^2} = {Z_L}({Z_C} - {Z_L}).\)
- D. \({R^2} = {Z_L}({Z_L} - {Z_C}).\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 129312
Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}100\pi t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm tụ và cuộn dây thì điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là U và sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch là \(\pi /2\) . Điện áp hiệu dụng hai trên tụ là
- A. \(2U.\)
- B. \(0,5U\sqrt 2 \)
- C. \(U\sqrt 2 \)
- D. U
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 129315
Đặt điên áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm tụ điện có dung kháng \(400\Omega \) và cuộn cảm có điện trở thuần. Biết điện áp hai đầu cuộn cảm lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với dòng điện, còn điện áp giữa hai bản tụ lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Điện trở r bằng
- A. \(100\sqrt 3 \Omega \)
- B. \(300\Omega \)
- C. \(100\Omega \)
- D. \(300\sqrt 3 \Omega \)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 129316
Đặt điện áp xoay chiều 200V- 50Hz vào hai đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, đoạn NB chỉ có tụ điện. Biết hệ số công suất trên AB và trên AN lần lượt là 0,6 và 0,8. Điện áp hiệu dụng trên AN là
-
A.
96V
- B. 72V
- C. 90V
- D. 150V
-
A.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 129318
Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần \(50\sqrt 3 \Omega \) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có dung kháng \(100\Omega \) . Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB. Gía trị của L bằng
- A. \(1/\pi (H)\)
- B. \(0,5/\pi (H)\)
- C. \(0,5\sqrt 2 /\pi (H)\)
- D. \(1,5/\pi (H)\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 129332
Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp. Có \(R = 100\sqrt 2 \Omega \) và điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\)(V). Khi chỉ mắc R và C thì i nhanh pha \(\frac{\pi }{4}\) so với u. Khi chỉ mắc L với R thì i chậm pha so với u. Biểu thức cường độ dòng điện khi mắc cả R, L, C là:
- A. \(i = 2\cos 100\pi t\left( A \right)\)
- B. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
- C. \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( A \right)\)
- D. \(i = 2\sqrt 2 \cos 100\pi t\left( A \right)\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 129334
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 41\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điên trở R, cuộn cảm có độ tự cảm L, điện trở thuần r và tụ điện C thì cường độ hiệu dụng dòng qua mạch là 0,4A . Biết điện áp hiệu dụng trên điện trở, trên cuộn cảm và trên tụ điện lần lượt là 25V, 25V và 29V. Gía trị r bằng
- A. \(50\Omega \)
- B. \(15\Omega \)
- C. \(37,5\Omega \)
- D. \(30\Omega \)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 129339
Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm có cảm kháng \({Z_L}\) và đoạn MB chỉ có tụ điện. Điện áp trên đoạn AM và AB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau 60o . Điện áp trên cuộn cảm vuông pha với điện áp trên AB. Tỉ số \({Z_L}/R\) là
-
A.
0,5
- B. 2
- C. 1
- D. 0,87
-
A.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 129344
Cho mạch điện xoay chiều RLC . Biết rằng \({u_{RC}}\) lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp u của hai đầu mạch và lệch pha góc \(3\pi /4\) so với uL . Chọn hệ thức đúng trong các hệ thức sau?
- A. \(U = \sqrt 2 {U_L}\)
- B. \(U = 2{U_C}\)
- C. \(U = \sqrt 2 {U_R}\)
- D. \(U = 2{U_R}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 129355
Đặt điện áp \(u = {U_o}\cos \omega t\)(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm R, C và cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp, L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng \(R\sqrt 3 \) . Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:
- A. Điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
- B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
- C. Trong mạch có cộng hưởng điện.
- D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha 30o so với điện áp hai đầu đoạn mạch
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 129359
Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}c{\rm{os}}\omega t\) (trong đó U0 và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN nối tiếp với đoạn mạch NB. Đoạn mạch AN có điện trở thuần R, cuộn cảm thuần với cảm kháng có giá trị bằng \(\sqrt 3 \) lần R mắc nối tiếp, đoạn mạch NB chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu AB. Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB
- B. Điện áp giữa hai đầu NB lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB
-
C.
Hệ số công suất của mạch có giá trị bằng 0,5.
- D. Điện áp đặt vào hai đầu AB sớm pha \(\frac{\pi }{3}\) so với cường độ dòng điện tức thời trong mạch
-
A.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 129364
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần \(R = 40\Omega \) mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là 120V. Dòng điện trong mạch lệch pha \(\frac{\pi }{6}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch và lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu cuôn dây. Cường độ hiệu dụng dòng qua mạch bằng :
- A. \(\sqrt 3 A.\)
-
B.
3A
- C. 1A
- D. \(\sqrt 2 A.\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 129369
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có tụ điện, giữa hai điểm N và B chỉ có cuộn cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 240V – 50 Hz thì uMB và uAM lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}\), uAB và uMB lệch pha nhau \(\frac{\pi }{6}\). Điện áp hiệu dụng trên R là:
- A. 80V
- B. 60V
- C. \(80\sqrt 3 V.\)
- D. \(60\sqrt 3 V.\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 129372
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 120\sqrt 3 c{\rm{os}}\omega t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r và có độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp ba lần điện áp hiệu dụng trên R và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là 1 A. Điện áp trên đoạn MB lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là \(\frac{\pi }{2}\) . Công suất tiêu thụ toàn mạch là:
- A. 80W
- B. \(80\sqrt 2 {\rm{W}}{\rm{.}}\)
- C. \(80\sqrt 3 {\rm{W}}{\rm{.}}\)
- D. \(80\sqrt 6 {\rm{W}}{\rm{.}}\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 129376
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn này bằng
-
A.
100 V
- B. 200 V
- C. 220 V
- D. 110 V
-
A.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 129379
Đặt điện áp xoay chiều tần số \(u = {U_0}c{\rm{os}}100\pi t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm có độ tự cảm L có điện trở trong r, biết rằng R=2r , đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung \(0,1/\pi \) . Biết điện áp giữa hai đầu đoạn dây và điện áp giữa hai đầu đoạn mạc AB lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) . Gía trị L bằng:
- A. \(1/\pi (H).\)
- B. \(0,5/\pi (H).\)
- C. \(2/\pi (H).\)
- D. \(1,2/\pi (H).\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 129383
Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp
-
A.
100 vòng dây.
- B. 84 vòng dây.
- C. 60 vòng dây.
- D. 40 vòng dây.
-
A.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 129386
Đặt điện áp xoay chiều \(u= 100\sqrt {10} c{\rm{os}}100\pi t(V)\) ổn định và mạch điện nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Khi đó điện áp giữa hai đầu điện trở R là 100V và cường độ dòng điện trong mạch là 0,5(A), biết rằng \(L = 1/\pi (H)\) . Công suất của đoạn mạch là:
-
A.
43,3W.
- B. 180,6W.
- C. 75W.
- D. 90,3W.
-
A.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 129392
Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi roto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A. Khi roto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\sqrt 3 \)A. Nếu roto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là
- A. \(\frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
- B. R\(\sqrt 3 \)
- C. \(\frac{2R}{{\sqrt 3 }}\)
- D. 2R\(\sqrt 3 \)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 129395
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 100\(\sqrt 2\) V. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của phần ứng là \(\frac{5}{\pi }\)mWb. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là
-
A.
71 vòng.
- B. 100 vòng.
- C. 400 vòng.
- D. 200 vòng.
-
A.