YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 10: Hình cắt và mặt cắt


Qua nội dung bài giảng Hình cắt và mặt cắt môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Hình cắt và mặt cắt... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm mặt cắt, hình cắt

a. Khái niệm chung

Hình cắt, mặt cắt dùng để thể hiện các cấu tạo bên trong của vật thể. Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau:

- Quan sát vật thể.

- Tưởng tượng, dùng một mặt phẳng cắt vật thể đó ra làm hai phần.

- Bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt

- Chiễu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiểu song song với mặt phẳng cắt.

- Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

- Hinh biểu diễn bao gồm mặt cắt và hinh chiếu của phần vật thể còn lại gọi là hình cắt.

Hình 10.2. Sự hình thành mặt cắt, hình cắt

 

b. Kí hiệu mặt cắt, hình cắt và kí hiệu vật liệu

- Kí hiệu mặt cắt và hình cắt (Hình 10.3) bao gồm:

+ Vị trí mặt phẳng cắt vẽ bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt).

+ Hướng chiếu là hai mũi tên về vuông góc với nét cắt.

+ Tên hình cắt, mặt cắt viết bằng chữ hoa ở bên cạnh nét cắt và ở phía trên hình cắt, mặt cắt

Hình 10.3. Kí hiệu hình cắt mặt cắt

- Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt

+ Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ theo quy định trong tiêu chuẩn (TCVN 7:1993), Hình 10.4 mô tả cách vẽ kí hiệu vật liệu của ba loại vật liệu khác nhau.

Hình 10.4 Kí hiệu một số loại vật liệu a) Kim loại; b) Bê tông: c) Chất dẻo, vật liệu cách điện ...

 

1.2. Phân loại hình cắt, mặt cắt

a. Phân loại hình cắt

Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.

- Hình cắt toàn bộ là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể (Hình 10.6).

Hình 10.6. Hình cắt toàn bộ

- Hình cắt bản phần: là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.

Hình 10.7. Hình cắt một nửa

- Hình cắt cục bộ: là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh (Hình 10.8).

Hình 10.8. Hình cắt cục bộ

 

b. Phân loại mặt cắt

- Mặt cắt rời: là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu (Hình 10.9a).

- Mặt cắt chập: là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu (Hinh 10,9b).

Hình 10.9. Mặt cắt rồi và mặt cắt chấp

 

1.3. Vẽ hình cắt, mặt cắt

Hình cắt, mặt cắt thường được vẽ theo các bước sau đây. Ví dụ: Cho các hình chiếu vuông góc của giá đỡ, vẽ hình cắt, mặt cắt A–A (Hình 10,10).

Hình 10.10. Giá đỡ Hình 10.11. Mô hình không gian của giá đỡ

Bước 1. Đọc bản vẽ các hình chiếu vuông góc. Hình dung ra được hình dáng và cấu tạo của vật thể (Hình 10.11).

Bước 2. Xác định vị trí cắt: Cắt qua vị trí rỗng cần biểu diễn (Hình 10 12).

Hình 10.12. Xác định vị trí cắt Hình 10.13. Phần vật thể còn lại

Bước 3. Vẽ hình cắt, mặt cắt:

- Tưởng tượng bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt (Hình 10,13). Chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt nhận được hình cắt (Hình 10.145).

- Phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt tưởng tượng là mặt cắt (Hinh 10.15).

Hình 10.14. Vẽ hình cắt

Hình 10.15. Mặt cắt

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hình 10.1 a, b cùng biểu diễn một vật thể, hãy cho biết sự khác nhau của hai hình này.

 

Phương pháp giải: 

Quan sát, suy luận logic

 

Lời giải chi tiết:

- Hình a thể hiện hình chiếu của vật thể.

- Hình b thể hiện hình cắt, mặt cắt của vật thể.

Luyện tập Bài 10 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Vẽ được hình cắt, mặt cắt của vật thể.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. 1
    • B. 2
    • C. 3
    • D. 4
    • A. hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể
    • B. hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng
    • C. hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh
    • D. Đáp án khác
    • A. hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể
    • B. hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.
    • C. hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh
    • D. Đáp án khác

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 57 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 58 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 58 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 59 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 61 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Thực hành 1 trang 63 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Thực hành 2 trang 63 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 63 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 10 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF