YOMEDIA
NONE
  • Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:

    “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

    Phân tích nhân vật Mị (Vợ chồng A phủ - Tô Hoài) để làm sáng tỏ nhận định trên và nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài. (5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Phân tích nhân vật Mị (Vợ chồng A phủ - Tô Hoài) để làm sáng tỏ nhận định trên và nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
      •  Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khẳng định lại vấn đề
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý kiến bàn về Mị, nhân vật chính trong Vợ chồng A phủ - Tô Hoài với số phận bất hạnh nhưng có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Qua nhân vật, nhà văn gửi tới bạn đọc tư tưởng nhân văn sâu sắc.
      • Triển khai  vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
        • Giới thiệu vấn đề.
          • Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A phủ
          • Giới thiệu nhân vật Mị
          • Trích dẫn lời tâm sự của Tô Hoài..
        • Giải quyết vấn đề.
          • Giải thích ý kiến:
            • Ý kiến của Tô Hoài là lời tâm sự về nhân vật Mị - nhân vật chính trong truyện ngắn Vợ chồng A phủ của ông. Qua lời tâm sự của Tô Hoài, người đọc thấy nhà văn muốn khẳng định dẫu phải sống một cuộc đời “cùng cực” bị mọi thế lực của tội ác chà đạp, sống lay lắt, đói khổ, nhục nhã nhưng Mị vẫn có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không chịu đầu hàng số phận. Đó là một điều kì diệu.
            • Ở đây ta cần hiểu sức sống tiềm tàng là sức sống tiềm ẩn bên trong con người. Nó được biểu hiện ở khả năng phản kháng, chống lại hoàn cảnh bị vùi dập để đòi quyền sống, quyền tự do.
          • Phân tích, chứng minh:
            • Mị có cuộc sống cùng cực, lay lắt, đói khổ nhục nhã:
              • Mị vốn là một cô gái nhà nghèo, trẻ, đẹp và nhất là Mị rất giàu lòng yêu đời, ham sống, lại thêm tài thổi sáo nữa.
              • Một cô gái chăm làm (“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm ngô trả nợ cho bố” - lời Mị nói với bố).
              • Mị cũng thật là một đứa con hiếu thảo (khi bị ép về nhà Pá Tra, Mị muốn quyên sinh, nhưng nghĩ đến bố sẽ khổ hơn, nên không đành lòng chết nữa).
              • Tóm lại, đấy là một cô gái rất xứng đáng để hưởng hạnh phúc và đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, dù trong cảnh nghèo khó.
              • Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
              • Mị bị đày đoạ về thể xác:
                • Bị đày đoạ về tinh thần quá nặng nề khiến Mị trở nên vô cảm.
                • Cuộc đời và số phận bất hạnh của Mị điển hình cho số phận ngục tù, tăm tối của người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến thực dân trước CMT8 - 1945.
            • Mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục  nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt:
              • Phản ứng của Mị khi Pá Tra đến xin cô về làm dâu gạt nợ: Mị khước từ, cầu xin cha “…Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói cho thấy Mị là con người mạnh mẽ, biết trọng danh dự và cuộc sống của chính mình.
              • Mị phản kháng, không chấp nhận thân phận nô lệ khi bị A Sử bắt. Mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc rồi Mị trốn về nhà cầm nắm lá ngón từ biệt cha quyên sinh. Hành động của Mị mang tính tự phát nhưng đó là sự phản kháng mạnh mẽ. Mị không muốn sống cuộc đời vô nghĩa.
              • Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân.
              • Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.
              • Khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình
                • Tâm trạng: bồi hồi, xúc động, thức tỉnh (ý thức về thời gian, kỉ niệm sống dậy, tiếng sáo gợi nhớ, thấy mình còn trẻ, ý thức về thân phận...) và muốn đi chơi.
                • Hành động khác thường (nhẩm theo lời bài hát, xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn, sửa soạn đi chơi..) thể hiện trạng thái phản kháng.
              • Khi bị trói
                • Tâm trạng đau khổ chập chờn giữa quá khứ và hiện tại (không biết mình bị trói, vẫn sống với tiếng sáo, bồi hồi tha thiết, lúc mê lúc tỉnh..).
                • Hành động mạnh mẽ (vùng bước đi nhưng dây trói thít chặt).
                • ⇒ Tàn bạo chỉ có thể giam hãm được thân xác Mị chứ không thể giam hãm được tuổi trẻ và khát vọng sống trong Mị.
              • Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua diễn biến tâm trạng trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ.
                • Ngoại cảnh: đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, A Phủ bị trói đứng.
                • Tâm trạng:
                  • Lúc đầu Mị vẫn thản nhiên ngồi sưởi lửa hơ tay.
                  • Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại tình cảnh tương tự của mình. Từ thương thân, Mị thương A Phủ, căm phẫn gia đình thống lí Pá Tra.
                  • Hành động Mị cởi trói cho A Phủ chạy theo A Phủ chứng tỏ sức sống tiềm tàng đã giúp Mị bước qua hai ngục tù của số phận: cường quyền và thần quyền để tự giải phóng cuộc đời mình.
            • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bút pháp đối lập tương phản, đặt nhân vật vào tình huống thử thách, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ,…
            • Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
              • Tô Hoài xót thương sâu sắc cho cuộc sống tù đọng, thân phận trâu ngựa, phải sống trong đói khổ, tàn bạo của người dân miền núi.
              • Lên án tội ác vô nhân đạo của bọn quan lại miền núi.
              • Tô Hoài trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi, đặc biệt là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt và khát vọng hướng đến hạnh phúc, tự do của họ.
              • Điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài là ông đã đưa ra con đường giải phóng, sự đổi đời cho người lao động bị áp bức.
        • Kết thúc vấn đề.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 83279

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF