-
Câu hỏi:
Hòa tan hỗn hợp X gồm x mol NaCl và y mol CuSO4 vào nƣớc được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại, thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Quan hệ giữa x và y là:
- A. x = 1,5y.
- B. x = 6y.
- C. y = 1,5x.
- D. y = 6x.
Đáp án đúng: B
Vì ở Anot có sự điện phân Cl- tạo khí, mà ở Catot cũng tạo khí.
⇒ khi nước bắt đầu bị điện phân ở Anot thì dừng lại.
Các quá trình xảy ra:
+/ Catot:
Cu+2 +2e → Cu
2H2O + 2e → H2 + 2OH-
+/ Anot: 2Cl- → Cl2 + 2e
Do nkhí Anot = 1,5nKhí Catot
\(\Rightarrow n_{H_2} = \frac{2}{3}\times n_{Cl_2} = \frac{x}{3} \ mol\)
Bảo toàn e: ne trao đổi \(= n_{Cl^-} = 2n_{Cu^{2+}} + 2n_{H_=2}\)
⇒ x = 2y + \(\frac{2}{3}\)x
⇒ x = 6yYOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ ĐIỀU CHẾ VÀ ĂN MÒN
- Điện phân m gam dung dịch chứa 0,1mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với cường độ dòng
- Điện phân dung dịch CuSO4 có anot bằng đồng và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng than chì
- Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra
- Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogam Al ở catot và 89,6 m (đktc) hỗn hợp khí X ở anot.
- Tiến hành điện phân dung dịch chưa m (g) CuSO4 và NaCl , đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân
- Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl
- Có 4 dung dịch riêng: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
- Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3
- Cho lá hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
- Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X.