YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Định nghĩa, nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin?

    Lời giải tham khảo:

    • Các quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác hoặc đồng nhất vật chất với các dạng vật chất cụ thể (triết học duy vật cổ đại); hoặc đồng nhất vật chất với các dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng (triết học duy vật thế kỷ XVII-XVIII).
    • Các phát minh của của vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Tia X- là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn; sau khi bức xạ ra hạt Anpha, nguyên tố Urani chuyển thành nguyên tố khác; điện tử là một trong những thành phần tạo nên nguyên tử; khối lượng của các điện tử tăng lên khi vận tốc của điện tử tăng. Từ góc độ triết học, chủ nghĩa duy tâm đã giải thích sai lệch các phát minh trên; thậm chí các nhà khoa học cho rằng vật chất (được họ đồng nhất với nguyên tử và khối lượng) tiêu tan mất do vậy chủ nghĩa duy vật đã mất cơ sở để tồn tại. Điều này đòi hỏi khắc phục “cuộc khủng hoảng” phương pháp luận của vật lý; tạo đà cho phát triển tiếp theo của nhận thức duy vật biện chứng về vật chất, về những tính chất cơ bản của nó.
    • Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

    Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

    Khái niệm vật chất:

    • Vật chất là phạm trù triết học nên vừa có tính trau tượng vừa có tính cụ thể.
    • Tính trau tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất- đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
    • Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể.
    • Vật chất là thực tại khách quan có đặc tính cơ bản là tồn tại không phụ thuộc vào các giác quan của con người.
    • Vật chất có tính khách thể- con người có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan.

    Ý thức là gì?

    Ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan bằng các giác quan. Nhờ đó, con người trức tiếp hoặc gián tiếp nhận thức được thực tại khách quan. Chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được con người nhận biết biết chứ không thể không biết.
    c) Nội dung thứ ba được suy ra từ hai nội dung trên để xác định mối quan hệ biện chứng giữa thực tại khách quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất (cái thứ nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và quy định ý thức. Ý thức (cái thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất và như vậy, vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và có tác động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng và được quần chúng vận dụng.

    Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn.

    • Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học. Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về vật chất). Về mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội; đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị v.v và tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhà vật lý vững tâm nghiên cứu thế giới vật chất.
    • Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vậtcủa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF