YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Cặp phạm trù cái riêng, cái chung của phép biện chứng duy vật? 

    Lời giải tham khảo:

    • Cái riêng (cái đặc thù) là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác. Cái chung (cái phổ biến) là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định mà chúng còn được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng khác nữa.
    • Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, tồn tại trong mối liên hệ với cái chung cho nên để giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề riêng thì không thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung, nghĩa là phải giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề riêng đó để tránh sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
    • Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện mình nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, trong các sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ, cụ thể chứ không phải tìm trong ý muốn chủ quan của con người.
    • Vì cái chung tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ phận này tác động qua lại với những mặt còn lại của cái riêng, tức là với những mặt không gia nhập vào cái chung, nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dưới dạng đã bị cải biến.
    • Vì cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối mọi cái riêng, nên phải biết phát hiện ra cái chung, vận dụng cái chung để tạo ra cái riêng. Từ điều này rút ra kết luận là bất kỳ một cái chung nào khi được áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Trong việc vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, nếu không chú ý đến sự cá biệt đó mà áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ rơi vào bệnh tả khuynh, giáo điều. Ngược lại, nếu bỏ quên, xem thường cái chung, chỉ tuyết đối hoá cái riêng, cái đơn nhất thì sẽ rơi vào bệnh hữu khuynh, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
    • Vì trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất cho nên trong hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, nếu cái đơn nhất là cái có lợi thì tạo điều kiện thuận lợi để nó chuyển hoá thành cái chung và ngược lại, nếu cái chung không còn là cái phù hợp thì tác động để cái chung chuyển hoá thành cái riêng.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF