-
Câu hỏi:
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R và tia tiếp tuyến Ax cùng phía với nửa đường tròn đối với AB. Từ điểm M trên Ax kẻ tiếp tuyến thứ hai MC với nửa đường tròn (C là tiếp điểm). AC cắt OM tại E; MB cắt nửa đường tròn (O) tại D (D khác B).
a) Chứng minh: AMCO và AMDE là các tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Chứng minh \(\widehat {{\rm{ADE}}} = \widehat {{\rm{ACO}}}\)
c) Vẽ CH vuông góc với AB (H \( \in \) AB). Chứng minh rằng MB đi qua trung điểm của CH.
Lời giải tham khảo:
a) Vì MA, MC là tiếp tuyến nên: \(\widehat {{\rm{MAO}}} = \widehat {{\rm{MCO}}} = {90^0} \Rightarrow \) AMCO là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính MO.
\(\widehat {{\rm{ADB}}} = {90^0}\) góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow \widehat {{\rm{ADM}}} = {90^0}\) (1)
Lại có: OA = OC = R; MA = MC (tính chất tiếp tuyến). Suy ra OM là đường trung trực của AC
\( \Rightarrow \widehat {{\rm{AEM}}} = {90^0}\) (2).
Từ (1) và (2) suy ra MADE là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính MA.
b) Tứ giác AMDE nội tiếp suy ra: \(\widehat {{\rm{ADE}}} = \widehat {{\rm{AME}}} = \widehat {{\rm{AMO}}}\) (góc nội tiếp cùng chắn cung AE) (3)
Tứ giác AMCO nội tiếp suy ra: \(\widehat {{\rm{AMO}}} = \widehat {{\rm{ACO}}}\)(góc nội tiếp cùng chắn cung AO) (4).
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {{\rm{ADE}}} = \widehat {{\rm{ACO}}}\)
c) Tia BC cắt Ax tại N. Ta có \(\widehat {{\rm{ACB}}} = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow \widehat {{\rm{ACN}}} = {90^0}\), suy ra ∆ACN vuông tại C. Lại có MC = MA nên suy ra được MC = MN, do đó MA = MN (5).
Mặt khác ta có CH // NA (cùng vuông góc với AB) nên theo định lí Ta-lét thì \(\frac{{{\rm{IC}}}}{{{\rm{MN}}}} = \frac{{{\rm{IH}}}}{{{\rm{MA}}}}\left( { = \frac{{{\rm{BI}}}}{{{\rm{BM}}}}} \right)\) (6).
Từ (5) và (6) suy ra IC = IH hay MB đi qua trung điểm của CH.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- \(\sqrt {{a^2}} \) bằng:
- Cho AB và AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O), B và C là hai tiếp điểm. Ta có:
- Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 4\\3x - 2y = 6\end{array} \right.\) có nghiệm là:
- Giá trị của x thoả mãn \(\sqrt[3]{x} = - 2\)
- Hàm số y = -2x + 5 cắt trục hoành tại điểm:
- Cặp số nào sau đây là một nghiệm của phương trình: 3x +2y = 1
- Số 81 có căn bậc hai số học là :
- Đồ thị hàm số y = ax+ b ( a \( \ne \) 0, b\( \ne \) 0) là đường thẳng song với đường thẳng y = 5x khi
- \(\sqrt {x - 1} \) có nghĩa khi :
- Trong một đường tròn số đo góc nội tiếp bằng :
- Rút gọn biểu thức: \(\frac{{3 - \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 - 1}}\) được kết quả là :
- Cung tròn 600 của đường tròn bán kính 9 cm có độ dài là ( với \(\pi \) = 3,14):
- a) Cho biết a = \(2 + \sqrt 3 \) và b = \(2 - \sqrt 3 \). Tính giá trị biểu thức: P = a + b – ab.
- Cho biểu thức P = \(\left( {\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{x - }}\sqrt {\rm{x}} }} + \frac{1}{{\sqrt {\rm{x}} - 1}}} \right):\frac{{\sqrt
- Cho phương trình: x2 – 5x + m = 0 (m là tham số).
- Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R và tia tiếp tuyến Ax cùng phía với nửa đường tròn đối với AB.