-
Câu hỏi:
Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R. Kẻ hai tiếp tuyến , của nửa đường tròn (O) tại A và B (Ax, và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt tia Ax và By theo thứ tự tại C và D.
a) Chứng minh 4 điểm B, D, M,O cùng thuộc đường tròn.
b) Chứng minh: \(\widehat {COD} = {90^0}\)
c) Kẻ \(MH \bot AB,\left( {H \in AB} \right)\). Chứng minh rằng BC đi qua trung điểm của đoạn MH.
Lời giải tham khảo:
Câu a
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có:
\(\widehat{\mathrm{DMO}}={{90}^{0}}\), mà \(\widehat{\mathrm{OBD}}={{90}^{0}}\)
Nên M, và B cùng nằm trên đường tròn có đường kính là OD
Vậy 4 điểm B,D, M, O cùng thuộc một đường tròn
Câu b
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có:
OC và OD là các tia phân giác của \(\widehat{\mathrm{AOM}}\) và \(\widehat{\mathrm{BOM}}\), mà \(\widehat{\mathrm{AOM}}\) và \(\widehat{\mathrm{BOM}}\) là hai góc kề bù.
Do đó \(\mathrm{OC}\bot \mathrm{OD}\)=> Tam giác COD vuông tại O. (đpcm)
Câu c
Ta có: CA = CM (cm trên) => Điểm C thuộc đường trung trực của AM (1)
OA = OM = R => Điểm O thuộc đường trung trực của AM (2)
Từ (1) và (2) suy ra OC là đường trung trực của AM => \(\mathrm{OC}\bot \mathrm{AM}\), mà \(\mathrm{BM}\bot \mathrm{AM}\). Do đó OC // BM .
Gọi \(\mathrm{BC}\cap \mathrm{ MH}=\left\{ \mathrm{I} \right\}\); \(\mathrm{BM}\cap \mathrm{ A}x=\left\{ \mathrm{N} \right\}\). Vì OC // BM => OC // BN
Xét \(\Delta\) ABC có: OC // BN, mà OA = OB = R => CA = CN. (4)
Áp dụng hệ quả định lý Ta-lét vào hai tam giác BAC và BCN, ta có:
\(\frac{\mathrm{IH}}{\mathrm{CA}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{BI}}{\mathrm{BC}}\) và \(\frac{\mathrm{IM}}{\mathrm{CN}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{BI}}{\mathrm{BC}}\)
Suy ra \(\frac{\mathrm{IH}}{\mathrm{CA}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{IM}}{\mathrm{CN}}\) (5)
Từ (4) và (5) suy ra IH = IM hay BC đi qua trung điểm của MH (đpcm)
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Điều kiện xác định của biểu thức (sqrt{x-2020}) là
- Rút gọn biểu thức (sqrt{7-4sqrt{3}}+sqrt{3}) ta được kết quả làRút gọn biểu thức (sqrt{7-4sqrt{3}}+sqrt{3}) ta đư�
- Hàm số (y=left( m-2017 ight)x+2018) đồng biến khi
- Hệ phương trình (left{ {egin{array}{*{20}{l}}{2x - y = 5}\{x + y = 4}end{array}} ight.) có nghiệm là:
- Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số (y=left( m-2017 ight)x+2018) đi qua điểm (left( 1;1 ight)) ta được
- Đồ thị hàm số y = (2m – 1) x+3 và y = -3x + n là hai đường thẳng song song khi:
- Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao(AH). Biết (AB=9, ext{cm}), (BC=15, ext{cm}). Khi đó độ dài (AH) bằng
- Giá trị của biểu thức (P={{cos }^{2}}20{}^circ +{{cos }^{2}}40{}^circ +{{cos }^{2}}50{}^circ +{{cos }^{2}}70{}^circ ) bằng
- Cho biểu thức (A = ,left( {frac{{x + 2sqrt x }}{{x - 2sqrt x }} + frac{{sqrt x }}{{sqrt x - 2}}} ight).
- Cho hàm số bậc nhất y = (2m - 4)x + 2 a) Xác định m để đồ t
- Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB = 2R.
- Cho ba số dương x,y,z thỏa mãn x.y.z=1.