-
Câu hỏi:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a tâm O, \(SA \bot (ABCD)\) và \(SA = a\sqrt 6 \) .
a) Chứng minh: \((SBD) \bot (SAC)\).
b) Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBD).
c) Tính góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD)
d) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng SO và BC.
Lời giải tham khảo:
a) Chứng minh: \(BD \bot SC,(SBD) \bot (SAC)\).
ABCD là hình vuông nên \(BD\bot AC, BD\bot SA (SA\bot (ABCD)) \Rightarrow BD\bot (SAC) \Rightarrow BD\bot SC\)
(SBD) chứa \(BD\bot (SAC)\) nên \((SBD)\bot (SAC)\)
b) Trong \(\Delta SAO\) hạ \(AH\bot SO, AH\bot BD (BD\bot (SAC))\) nên \(AH\bot (SBD)\)
\(AO = \frac{{a\sqrt 2 }}{2},SO = a\sqrt 6 \left( {gt} \right)\) và \(\Delta SAO\) vuông tại A
nên \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{O^2}}} = \frac{1}{{6{a^2}}} + \frac{2}{{{a^2}}} = \frac{{13}}{{6{a^2}}}\)
\( \Rightarrow A{H^2} = \frac{{6{a^2}}}{{13}} \Rightarrow AH = \frac{{a\sqrt {78} }}{{13}}\)
c) Dế thấy do \(SA\bot (ABCD)\) nên hình chiếu của SC trên (ABCD) là AC suy ra góc giữa SC và (ABCD) là \(\widehat {SCA}\). Vậy ta có:
\(\tan \,\widehat {SCA} = \frac{{SA}}{{AC}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{{a\sqrt 2 }} = \sqrt 3 \Rightarrow \,\widehat {SCA} = {60^0}\)
d) Gọi M là trung điểm của AB.
\({d_{SO;BC}} = {d_{BC;\left( {SOM} \right)}} = {d_{B;\left( {SOM} \right)}} = {d_{A;\left( {SOM} \right)}} = AK = \frac{{AM.SA}}{{\sqrt {A{M^2} + S{A^2}} }} = \frac{{\sqrt 6 }}{5}a\)
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Tính các giới hạn sau:a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2 - x - {x^2}}}{{x - 1}}\)b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \fr
- Chứng minh rằng phương trình \({x^5} - 3{{\rm{x}}^4} + 5{\rm{x}} - 2 = 0\) có ít nhất ba nghiệm phân biệt.
- a) Tính đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{3{\rm{x}} + 1}}{{1 - x}}\) b) Cho hàm số \(f(x) = {\cos ^2}2x\).
- Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\) .Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm có hoành độ \(x = – 2\).
- Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a tâm O, \(SA \bot (ABCD)\) và \(SA = a\sqrt 6 \) .
- Cho định nghĩa bông tuyết von Koch như sau:Bông tuyết đầu tiên \(K_1\) là một tam giác đều có cạnh bằng 1.