YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng của Mac: “sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên”

    Lời giải tham khảo:

    Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội:

    • HTKT-XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX, và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.
    • HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh và có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là LLSX, QHSX, KTTT. Mỗi mặt của HTKT-XH có vai trò, vị trí riêng, tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
    • LLSX: là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi HTKT-XH. Sự hình thành và phát triển của mỗi HTKT-XH xét đến cùng do LLSX quyết định. LLSX phát triển qua các HTKT-XH nối tiếp nhau từ thấp đến cao.
    • QHSX: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi HTKT-XH lại có một kiểu QHSX của nó tương ứng với trình độ nhất định của LLSX. QHSX là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
    • KTTT: được hình thành và phát triển phù hợp với CSHT, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ra nó.
    • Ngoài các mặt cơ bản nêu trên, các HTKT-XH còn có quan hệ về gia đình, dân tộc, và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với QHSX, biến đổi cùng với sự biến đổi của QHSX.

    Sự phát triển của các HTKT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên:

    • Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một HTKT-XH. Sự vận động thay thế nhau của các HTKT-XH trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật phát triển khách quan của xã hội, Mac đã đi đến kết luận: “sự phát triển của những hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên”.
    • Các mặt cơ bản hợp thành một HTKT-XH không tách rời nhau mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những qui luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX; quy luật csht quyết định KTTT và các quy luật xã hội khác. Chính tác động của các quy luật khách quan đó mà các HTKT-XH vận động phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.
    • Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của LLSX. Chính tính chất và trình độ phát triển của LLSX đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của QHSX. Do đó xét đến cùng LLSX quyết định quá trình vận động và phát triển của HTKT-XH như quá trình lịch sử tự nhiên
    • Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các HTKT-XH thì quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX có vai trò quyết định nhất. LLSX bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quy định khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao. QHSX là mặt thứ hai của ptsx biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Những QHSX lỗi thời được xóa bỏ và được thay thế bằng những kiểu QHSX mới cao hơn. Đến lượt nó, sự thay đổi QHSX sẽ kéo theo sự thay đổi về KTTT, và do đó mà HTKT-XH cũ được thay thế bằng HTKT-XH mới cao hơn, tiến bộ hơn. Quá trình đó diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người.
    • Sự thay thế một HTKT-XH này bằng một HTKT-XH mới cao hơn thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu sa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, khi QHSX trở thành xiềng xích của LLSX. Trong thời kỳ cách mạng xã hội khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ KTTT đồ sộ cũng thay đổi theo
    • Quá trình kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong điều kiện nhất định do tác động của các nhân tố, các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Trong thời đại ngày nay chủ chương rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử- tự nhiên mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử- tự nhiên ấy. Chỉ khi ta “rút ngắn ”một cách duy ý chí, bấp chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch sử- tự nhiên.
    • Như vậy, quá trình lịch sử- tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài HTKT-XH nhất định. Sự khác nhau về trật tự phát triển vẫn là quá trình lịch sử- tự nhiên.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF