YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    1, Xác định các chất A, A1, A2, B, B1, B2, B3. Viết PTHH thực hiện  dãy chuyển hóa sau:

    2, Em hãy trình bày cách tráng một lớp bạc mỏng lên mặt trong một ống nghiệm. Nêu rõ hóa chất cần
    dùng và viết phương trình hóa học xảy ra.

    3, a. So sánh lực bazơ của các chất có vòng benzen sau: m-CH3C6H4NH2, p-CH3C6H4NH2, o-CH3C6H4NH2, p-O2NC6H4NH2, p-ClC6H4NH2. Giải thích?
    b. So sánh lực axit của các chất sau: (CH3)3CCOOH; CH3CH=CHCH2COOH; CH3CH2CH=CHCOOH; (CH3)2CHCOOH; CH2=CHCH2CH2COOH. Giải thích?

    Lời giải tham khảo:

    1, A: C2H4; A1: CH3CHO; A2: C2H5OH; B: CH4; B1: HCHO; B2: CH3OH; B3: C2H2

    C3H8 → C2H4 + CH4

    CH4 +1/2O2 → HCHO + H2

    HCHO + H2 → CH3OH

    CH3OH + CO → CH3COOH

    2CH4 → C2H2 + 3H2

    C2H2 +H2O → CH3CHO

    CH3CHO +1/2O2 → CH3COOH

    C2H4 +1/2O2 → CH3CHO

    CH3CHO + H2 → CH3CH2OH

    CH3CH2OH + O2 → CH3COOH +H2O

    2, * Lấy một ít dung dịch AgNO3 vào một ống nghiệm sạch, thêm từ từ dung dịch NH3 đến khi kết tủa xuất hiện rồi tan hết. Thêm vào dung dịch một ít dung dịch RCHO (học sinh có thể dùng một chất bất kỳ khác có nhóm -CHO). Đun nóng từ từ ống nghiệm một thời gian ta thu được ống nghiệm có tráng một lớp Ag mỏng phía trong.

    * Các phương trình phản ứng:

    AgNO3 + NH3 + H2O → Ag(OH) + NH4NO3

    Ag(OH) + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH

    RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

    3, a. Lực bazơ giảm dần theo dãy: o-CH3C6H4NH2 > p-CH3C6H4NH2 > m-CH3C6H4NH2 > p-ClC6H4NH2 > p-O2NC6H4NH2.

    Giải thích: CH3 là nhóm đẩy electron làm tăng lực bazơ, ở vị trí octo có ảnh hưởng mạnh nhất, vị trí para có ảnh hưởng mạnh hơn vị trí meta (do hiệu ứng octo và para); riêng nhóm NO2 có hiệu ứng –C, hút electron mạnh nhất làm giảm mạnh lực bazơ, nhóm Cl có hiệu ứng –I và +C làm giảm ít lực bazơ của NH2, từ đó ta có thứ tự như trên.

    b.Lực axit giảm dần theo dãy: CH3CH=CHCH2COOH > CH3CH2CH=CHCOOH > CH2=CHCH2CH2COOH >(CH3)2CHCOOH > (CH3)3CCOOH

    Giải thích: Các axit có chứa liên kết C=C làm tăng lực axit (do độ âm điện của các nguyên tử Csp2 khá cao), ở axit thứ 2 có chứa liên kết CH3-CH2-CH=CH-C(OH)=O có hiệu ứng +C nên lực axit kém hơn so với axit thứ nhất, hai axit cuối có các nhóm CH3 đẩy electron nên làm giảm lực axit và số nhóm CH3 càng nhiều thì lực axit càng giảm

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 84955

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Hóa học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF