Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 305257
Điều kiện có nghĩa của biểu thức là:\(\frac{{x - 1}}{{\sqrt {2x - 3} }}\)
- A. \(x > -\frac{3}{2}\)
- B. \(x > \frac{3}{2}\)
- C. \(x \ge \frac{3}{2}\)
- D. \(x < \frac{3}{2}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 305259
Điều kiện có nghĩa của \(\sqrt {{x^2} + 1} \)
- A. \(x\ge1\)
- B. \(x\ge-1\)
- C. \(x>-1\)
- D. \(x \in \mathbb{R}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 305261
So sánh hai số 2 và \(1 + \sqrt 2 \)
- A. 2 ≥ \(1 + \sqrt 2 \)
- B. \(2 = 1 + \sqrt 2 \)
- C. \(2<1 + \sqrt 2 \)
- D. Không thể so sánh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 305265
Tìm x không âm, biết \(\sqrt x = 0\)
- A. x = 0
- B. x = 1
- C. x = 2
- D. x = 3
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 305270
Kết quả của \(\sqrt {\frac{{36}}{{16}}}\) là:
- A. \( \frac{3}{2}\)
- B. \( \frac{1}{2}\)
- C. 1
- D. \( \frac{5 }{2}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 305275
Cho \(\sqrt{27 x} \cdot \sqrt{\frac{3}{x}} \quad(x>0)\). Đưa thừa số ra ngoài dấu căn ta được
- A. 1
- B. x
- C. 3x
- D. 9
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 305280
Thu gọn \(\sqrt {\frac{{9{x^2}}}{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}} \left( {x < 0} \right) \) ta được:
- A. \(- \frac{{3x}}{{x - 1}}\)
- B. \( \frac{{3x}}{{x - 1}}\)
- C. \(-\frac{{9x}}{{x - 1}}\)
- D. \(\frac{{9x}}{{x - 1}}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 305286
Tính: \( \sqrt {2\frac{7}{{81}}} \)
- A. \( \frac{{13}}{3}\)
- B. \( \frac{{13}}{9}\)
- C. \( \frac{{15}}{3}\)
- D. \( \frac{{15}}{9}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 305293
Khẳng định nào sau đây là đúng. Cho hai góc phụ nhau thì
- A. sin góc nọ bằng cosin góc kia.
- B. sin hai góc bằng nhau.
- C. tan góc nọ bằng cotan góc kia.
- D. Cả A, C đều đúng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 305300
Cho \(\alpha\) và \(\beta\) là hai góc nhọn bất kỳ thoả mãn \(\alpha\) + \(\beta\) =900 . Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. \(\tan \alpha = \sin \beta \)
- B. \(\tan \alpha = \cos \beta \)
- C. \(\tan \alpha = \cot \beta \)
- D. \(\tan \alpha =1+ \sin \beta \)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 305305
Cho tam giác MNP vuông tại M . Khi đó tan\(\widehat {MNP}\) bằng:
- A. \( \frac{{NP}}{{MN}}\)
- B. \( \frac{{MN}}{{MP}}\)
- C. \( \frac{{MP}}{{PN}}\)
- D. \( \frac{{MP}}{{MN}}\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 305314
Cho tam giác ABC vuông tại B. Lấy điểm M trên cạnh AC. Kẻ \(AH \bot BM,CK \bot BM\). Khẳng định nào sau đúng?
- A. \(CK.AB = BH.BC \)
- B. \(CK.AB = BH.CH \)
- C. \(CK.AC = BH.BC \)
- D. \(CK.BC = BH.AB \)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 305322
Rút gọn biểu thức \(P=\left(\frac{2 x+1}{\sqrt{x^{3}}-1}-\frac{1}{\sqrt{x}-1}\right):\left(1-\frac{x+4}{x+\sqrt{x}+1}\right)\) ta được:
- A. \( \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 3}}\)
- B. \( \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x - 3}}\)
- C. \( \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x +1}}\)
- D. 1
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 305327
Cho biểu thức là \(P = \frac{{2.x}}{{\sqrt x + 1}}\) Giá trị của P khi x = 9 là
- A. \(\frac{1}{2}\)
- B. \(\frac{9}{2}\)
- C. 2
- D. 1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 305333
Cho biểu thức \(\begin{array}{l} P = \frac{{3\sqrt x - 1}}{{\sqrt x + 1}} \end{array}\). Tìm x biết \(P=\sqrt x\)
- A. x=1
- B. x=2
- C. x=3
- D. x=0
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 305338
Cho biểu thức \(\begin{array}{l} B = \frac{{\sqrt x + 3}}{{\sqrt x + 2}} \end{array}\) với \(x\ge0\). So sánh B với 1
- A. B>1
- B. B<1
- C. B=1
- D. Không xác định được.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 305345
Cho tam giác ABC vuông tại A; BC = a không đổi, \(\widehat C = \alpha ({0^0} < \alpha < {90^0})\) . Lập công thức để tính diện tích tam giác ABC theo a và alpha
- A. \( \frac{1}{2}{a^2}\sin \alpha .\cos \alpha \)
- B. \({a^2}\sin \alpha .\cos \alpha \)
- C. \(2{a^2}\sin \alpha .\cos \alpha \)
- D. \(3{a^2}\sin \alpha .\cos \alpha \)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 305351
Cho tứ giác ABCD có góc A = góc D = 900, góc C = 400, AB = 4cm,AD = 3cm. Tính diện tích tứ giác ABCD. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
- A. 17,4cm2
- B. 17,36cm2
- C. 17,58cm2
- D. 17,54cm2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 305356
Thu gọn \(\sqrt {{x^2} - 6x + 9} \) ta được:
- A. \( \left( {x - 3} \right)\)
- B. \( \left| {x - 3} \right|\)
- C. \( \left( {x - 3} \right)^2\)
- D. \(- \left( {x - 3} \right)\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 305366
Thu gọn \(\sqrt {9{{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)}^2}} \left( {x \ge - \frac{1}{2}} \right) \) ta được:
- A. \(9\left( {x + \frac{1}{2}} \right)\)
- B. \(-3\left( {x + \frac{1}{2}} \right)\)
- C. \(-9\left( {x + \frac{1}{2}} \right)\)
- D. \(3\left( {x + \frac{1}{2}} \right)\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 305370
Thu gọn \(\sqrt {25{{\left( {1 - x} \right)}^2}} \left( {x \le 1} \right)\) ta được:
- A. \(5\left( {1 - x} \right)\)
- B. \(-5\left( {1 - x} \right)\)
- C. \(-25\left( {1 - x} \right)\)
- D. \(25\left( {1 - x} \right)\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 305371
Thu gọn \(\begin{array}{I} \sqrt {4{x^2}{y^3}} \left( {x < 0;y \ge 0} \right) \end{array} \) ta được:
- A. \(- 2xy\sqrt y \)
- B. \(2xy\sqrt y \)
- C. \(- xy\sqrt y \)
- D. \(4xy\sqrt y \)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 305374
Với giá trị nào của a thì căn thức \(\sqrt {3a + 7}\) có nghĩa.
- A. \(a \ge - \dfrac{3}{7}\)
- B. \(a \ge \dfrac{7}{3}\)
- C. \(a \ge - \dfrac{7}{3}\)
- D. \(a \ge \dfrac{3}{7}\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 305384
Với giá trị nào của a thì căn thức \(\sqrt { - 5a}\) có nghĩa.
- A. \(a \le -1\)
- B. \(a \le 0\)
- C. \(a \ge 0\)
- D. \(a \ge -1\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 305386
Đẳng thức nào đúng nếu x là số âm:
- A. \(\sqrt {4{x^2}} = - 4x\)
- B. \(\sqrt {4{x^2}} = - 2x\)
- C. \(\sqrt {4{x^2}} = - x\)
- D. \(\sqrt {4{x^2}} = 2x\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 305388
Nghiệm của phương trình \( \sqrt {2{{\rm{x}}^2} + 31} = x + 4\)
- A. x=2
- B. x=5
- C. x=3
- D. x=3; x=5
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 305389
Cho tam giác ABC có AB = 12, AC = 15 và góc B = 600. Tính BC
- A. \( BC = 3\sqrt 3 + 6\)
- B. \( BC = 3\sqrt {13} + 6\)
- C. BC=9
- D. BC=6
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 305392
Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 5cm, ∠B = α biết cotB = 2, 4. Tính AB, BC
- A. AB = 10cm ; BC = 12cm
- B. AB = 6cm ; BC = 8cm
- C. AB = 7cm ; BC = 12cm
- D. AB = 12cm ; BC = 13cm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 305395
Giá trị của \(\sqrt[3]{8} - \sqrt[3]{{ - 1}}\) bằng
- A. \(\sqrt[3]{3}\)
- B. \(\sqrt[3]{7}\)
- C. \(\sqrt[3]{{27}}\)
- D. \(\sqrt[3]{9}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 305397
Tìm số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình \( \sqrt[3]{{7 + 4x}} \le 5\)
- A. x=31
- B. x=28
- C. x=30
- D. x=29
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 305399
Số nghiệm của phương trình \( \sqrt[3]{{5 + x}} - x = 5\)
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 305408
Tính \( A = {\sin ^2}{10^ \circ } + {\sin ^2}{20^ \circ } + ... + {\sin ^2}{70^ \circ }\: + {\sin ^2}{80^ \circ }\)
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 305416
Cho biết \( \tan \alpha = \frac{2}{3}\). Tính giá trị biểu thức: \( M = \frac{{{{\sin }^3}\alpha + 3{{\cos }^3}\alpha }}{{27{{\sin }^3}\alpha - 25{{\cos }^3}\alpha }}\)
- A. \( \frac{{88}}{{459}}\)
- B. \( - \frac{{88}}{{459}}\)
- C. \( \frac{{89}}{{459}}\)
- D. \( - \frac{{89}}{{459}}\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 305426
Rút gon biểu thức \(C = (2\sqrt 3 - 5\sqrt {27} + 4\sqrt {12} ):\sqrt 3\) ta được
- A. 1
- B. -4
- C. -5
- D. 7
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 305428
Tìm x, biết: \(\sqrt {{{\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)}^2}} = 3\)
- A. \(x=-1;x=2.\)
- B. \(x=1;x=2.\)
- C. \(x=-1;x=-2.\)
- D. \(x=1;x=-2.\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 305431
Rút gọn biểu thức cho sau: \(2\sqrt {{{\left( {\sqrt 2 - 3} \right)}^2}} + \sqrt {2.{{\left( { - 3} \right)}^2}} - 5\sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^4}} \)
- A. \( 2 - \sqrt 2\)
- B. \( 2 + \sqrt 2\)
- C. \( 1- \sqrt 2\)
- D. \( 1 + \sqrt 2\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 305435
Tìm x biết \(\sqrt[3]{2-3 x}=-2\)
- A. \(x=\frac{10}{3}\)
- B. x=1
- C. x=-2
- D. x=0
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 305437
Tính giá trị biểu thức \(D=(\sqrt[3]{-343}+\sqrt[3]{0,064}+\sqrt[3]{729}) \sqrt[3]{27}\)
- A. 5,6
- B. 4,8
- C. 1,2
- D. 2,4
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 305442
Cho ΔABC vuông tại A với BC = 13cm, AB = 5cm. Tính độ dài cạnh AC.
- A. AC = 10cm
- B. AC = 11cm
- C. AC = 12cm
- D. AC = 12, 5cm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 305446
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi H là chân đường cao hạ từ đỉnh A xuống cạnh BC biết \(AH=\sqrt{12}cm, \frac{HB}{HC}=\frac13\). Độ dài đoạn BC là:
- A. 6cm
- B. 8cm
- C. \(4\sqrt3\)cm
- D. 12cm