YOMEDIA
NONE

Soạn bài Mây và sóng của Tagor - Ngữ văn 9

Qua bài học giúp các em cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử trong bài thơ của R. Ta-go. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
 

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bài thơ Mây và sóng đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu trong cuộc sống.

1.2. Nghệ thuật

  • Thơ văn xuôi, lời kể xen lẫn đối thoại, phép lặp biến hóa, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Soạn bài Mây và sóng

Câu 1. Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau. 

a) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 

  • Phần thứ nhất bài thơ được mở đầu bằng cụm từ "Mẹ ơi" là lúc em bé đang kể lại với mẹ về việc quyến rũ em đi chơi của mây.
  • Phần thứ hai lại không có cụm từ này vì đứa con vẫn đang kể lại cuộc rủ rê của "sóng" đưa em đi chơi.
  • Vai trò của  mẹ ở cả hai phần đều có tính quyết định hành động vui chơi của em bé.
  • Giả định bài thơ không có phần thứ hai thì bài thơ vẫn trọn vẹn.

b) Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

  • Giống nhau:
    • Cả hai phần đề có số dòng thơ giống nhau.
    • Từng câu sóng đôi nhau ở hai phần.
    • Theo trình tự của "mây" ứng với từng dòng theo trình tự của "sóng" với sự lặp lại tối đa về từ và cấu trúc trên cả hai phương diện ngữ âm và ngữ pháp.
  • Khác nhau
    • Ở phần trước thì "mây" rủ em đi chơi, còn ở phần sau thì "sóng" rủ em đi chơi.
  • Sự khác nhau và giống nhau ở đây nhằm nhấn mạnh chủ đề tình mẹ con.

Câu 2. Xác định vị trí của dòng thơ "Con hỏi:..." ở mỗi phần. (Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng").

  • Những dòng thơ "Con hỏi:..." được đạt ngay sau lời rủ rê ở mỗi phần cho thấy sự tò mò thích thú và cảm giác hào hứng phấn chấn của đứa trẻ.
  • Em chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống "trên mây" và những người sống "trong sóng" vì em vẫn chỉ là đứa bé với bản chất trẻ thơ: thích đi chơi, thích vui đùa,... 

Câu 3. Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?

  • Cuộc vui chơi của "mây và sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơ "mây và sóng" do em tạo ra rất khác nhau.
    • Mây và sóng thì rủ em đi chơi khỏ bàn tay mẹ. (Trò chơi giữa thế giới tự nhiên).
    • Trò chơi "mây và sóng" do em tạo ra thì vẫn ở trong vòng tay mẹ. (Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ).

Câu 4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).

  • Thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ là hình tượng hóa tự nhiên thành nhân vật sinh động và xây dựng hình ảnh người mẹ tuy không hiện lên hình ảnh nhưng có một sức thu hút kì diệu đối với đứa con. 
  • Âm thanh, hình ảnh trong bài thơ lung linh kì ảo song vẫn sinh động và chân thực. Đó là hình ảnh mang tính chất biểu tượng trong bài thơ.

Câu 5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào".

  • Những trò chơi "trên mây", "trong sóng" là tượng trưng cho bao trò chơi hấp dẫn trong cuộc sống. "Bến bờ kì lạ" tượng trưng cho tấm lòng bao la, bao dung của mẹ. So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, biển - bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. 
  • Câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào" diễn đạt ý nghĩa: "mẹ con ta" ở khắp mọi nơi, tình mẫu tử gắn kết mẹ và con, và con được thoả thích sống trong tình yêu thương mênh mông của mẹ.

Câu 6. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

  • Muốn từ khước những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
  • Hạnh phúc không phải ở “trên mây” cao vời, hay “trong sóng” xa xôi, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đó chính con người chúng ta tạo dựng nên.

Để hiểu hơn bài học các em tham khảo thêm phần bài giảng Mây và sóng của Ta - Go.

3. Một số bài văn mẫu về bài Mây và sóng

Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình quý tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực. “Mây và Sóng” (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ "Si-su" (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Để nắm vững nội dung bài học cũng như viết hoàn chỉnh bài văn viết liên quan đến tác phẩm này đạt kết quả tốt, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Mây và sóng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON