YOMEDIA
NONE

Soạn bài Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Ngữ văn 7

Qua phần hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi, giúp các em thấy được thái độ của người bố đối với hành động vô lễ của En-ri-cô với mẹ cùng tình cảm mẫu tử thiêng liêng và đức hy sinh của mẹ En-ri-cô đối với cậu bé. Đồng thời, phần hướng dẫn luyện tập giúp các em giải quyết hệ thống câu hỏi trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt, để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp đạt hiệu quả cao.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học 

1.1. Nội dung

  •  “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp, ca ngợi vẻ đẹp cao cả, giàu đức hi sinh của người mẹ, vẻ đẹp mẫu mực của người cha và cho ta bài học sâu sắc về đạo làm con.

1.2. Nghệ thuật

  • Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.
  • Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

2. Soạn bài Mẹ tôi

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

  • Đây là bức thư người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì nội dung chủ yếu là tác phẩm viết về người mẹ, mục đích của bức thư là nhắc nhở, giáo dục con cần lễ độ và kính yêu mẹ.

Câu 2: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

  • Thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc.
  • Điều đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ, lời lẽ trong bức thư: “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con”, “Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?”, “Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”.
  • Lí do khiến ông có thái độ như vậy là vì “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”.

Câu 3: Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô, qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người thế nào?

  • Người mẹ của En-ri-cô: thương con sâu sắc, mãnh liệt; giàu đức hi sinh, hết lòng tận tụy vì con; dịu dàng và hiền hậu: mẹ phải thức suốt đêm… nghĩ rằng có thể mất con; sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc… để cứu sống con;…

Câu 4: Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?

  • Lí do khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố là:
    • Vì bố đã nhắc lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En-ri-cô.
    • Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố.
    • Những lời nói chân tình, sâu sắc và xúc động của bố.
    • Vì bố rất yêu En-ri-cô.
    • Và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé biết hối lỗi, thấy xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

  • Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì: bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

  • ­Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
  • ­Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
  • ­Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2. Thái độ của người bố đối với En­-ri­-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

  • ­Thái độ của người bố đối với En-­ri­-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc. Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư:
    • Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con” ­ → Thái độ tức giận.
    • Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” ­ → Buồn bã, thất vọng.
    • Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” → Thái độ nghiêm khắc.
    • Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”. “Con phải xin lỗi mẹ” ­ → Thái độ kiên quyết.
  • ­ Lí do để người bố có thái độ như vậy vì: “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:
    • Giống như một nhát dao đâm vào tim bố
    • Là một sự xấu hổ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-­ri­-cô qua đó em hiểu mẹ của En-­ri­-cô là người như thế nào?

  • ­Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En­ri­cô:
    • Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo" sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con"
    • Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.
    • “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

­→ Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En­ri­cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4. Theo em điều gì đã khiến En­-ri­-cô xúc động khi đọc thư bố?

  • Lí do En-­ri­-cô xúc động khi đọc thư bố là
    • ­ Vì bố đã nhắc lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En­ri­cô.
    • ­ Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố.
    • ­ Những lời nói chân tình, sâu sắc và xúc động của bố.
    • ­ Vì bố rất yêu En­-ri­-cô.
    • ­ Và còn bởi En­-ro-cô là một cậu bé biết hối lỗi, thấy xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-­ri-­cô mà lại viết thư?

  • Lí do để bố En-­ri-­cô chọn hình thức viết thư
    • ­Giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi cảm thấy xấu hổ trước mặt những người khác quát mắng hay bị đánh.
    • ­Hình thức viết thư làm cho En­-ri­-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại nhiều lần.
    • ­ Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.

⇒ Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất cho 5 câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Mẹ tôi của Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em tham khảo thêm bài giảng Mẹ Tôi.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En­ri­cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.

  • Bài viết có rất nhiều đoạn hay, nếu các em có lòng ham mê và đủ thời gian thì nên học thuộc lòng cả bức thư, nếu không đủ thì nên chọn một trong những đoạn trích sau
    • ­ Đoạn trong phần ghi nhớ.
    • ­ Đoạn “Khi đã khôn lớn … và không được chở che”.
    • ­ Đoạn “Hãy nhớ kĩ … con mất mẹ”.

Câu 2. Hãy kể lại một sự việc lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
  • Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

b. Thân bài

  • Diễn biến sự việc
    • Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
    • Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
    • Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

c. Kết bài

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ví dụ minh họa

 

       Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

       Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: "Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ".

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

      Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Mẹ tôi

Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-mô-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình. Mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả này.

5. Hỏi đáp về bài Mẹ tôi

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON