Bài tập 25.3 trang 57 SBT Vật lý 9
Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.
a. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?
b. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của nam châm thì bị nhiễm từ nên có thể khẳng định nó đã trở thành nam châm.
b) Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.1.
c) Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và sẽ trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó bị nam châm hút.
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
-
Chọn phương án đúng về sự nhiễm từ?
bởi Phong Vu 20/07/2021
A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
B. Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm.
C. Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây.
D. Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào sau đây đúng về sự nhiễm từ của sắt?
bởi Duy Quang 20/07/2021
A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ.
B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính.
C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có thể tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép bằng cách.
bởi Nguyen Phuc 21/07/2021
A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây.
B. Tăng số vòng của ống dây.
C. Vừa tăng cường độ dòng điện vừa tăng số vòng của ống dây.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
bởi Lan Anh 20/07/2021
Nếu ngắt dòng điện:
A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép…
B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép…
C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép…
D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép…
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trường hợp vật có khả năng nhiễm từ trở thành nam châm vĩnh cửu là trường hợp nào?
bởi Huy Hạnh 21/07/2021
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.
C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài rồi đưa ra xa.
D. Một lõi sắt non đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một lõi kim loại có dòng điện chạy qua.
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 21/07/2021
Điều nào sau đây là sai?
A. Có thể cho dòng điện chạy qua ống dây theo chiều nào cũng được.
B. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép.
C. Lõi của nam châm điện có thể dùng chất liệu nào cũng được.
D. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm không còn tác dụng nữa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 21/07/2021
A. Bị nhiễm điện
B. Bị nhiễm từ
C. Mất hết từ tính
D. Giữ được từ tính lâu dài
Theo dõi (0) 1 Trả lời