Bài tập 14.8 trang 37 SBT Vật lý 11
Một ampe kế được mắc nối tiếp với bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgN03) và số chi của nó là 0,90 A. Số chỉ này có đúng không, nếu dòng điện chạy qua bình điện phân trong khoảng thời gian 5,0 phút đã giải phóng 316 mg bạc tới bám vào catôt của bình này. Đương lượng điện hoá của bạc (Ag) là 1,118 mg/C.
Hướng dẫn giải chi tiết
Theo định luật I của Fa-ra-đây về điện phân, khối lượng bạc tới bám vào catôt tính bằng :
m = kIt
Từ đó suy ra dòng điện chạy qua bình điện phân phải có cường độ :
\(I = \frac{m}{{kt}} = \frac{{{{316.10}^{ - 3}}}}{{1,{{118.10}^{ - 3}}.5.60}} = 0,942A\)
Là chưa đúng và kết quả đo của ampe kế có sai số tỉ đối bằng :
\(\frac{{{\rm{\Delta }}I}}{I} = \frac{{\left| {I - I'} \right|}}{I} = \frac{{0,942 - 0,900}}{{0,942}} \approx 4,5{\rm{\% }}\)
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
-
Tính thể tích khí thu được ở mỗi điện cực trong đktc
bởi thúy ngọc 06/08/2017
AD cho em hỏi bài này làm ntn đây ạ
Điện phân dung dịch axit sunfuric với các cực platin, ta thu được khí hiđrô và oxi ở các điện cực. Tính thể tích khí thu được ở mỗi điện cực ( ở điều kiện chuẩn) nếu dòng điện qua bình điện phân có cường độ I=5A trong thời gian 1giờ 4 phút 20 giây.
Em cảm ơn nhiều
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân
bởi A La 07/08/2017
Ad có thể đăng giúp em câu này với được không ạ
Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là \(h =0,05mm\) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có \( A = 58,n = 2\) và có khối lượng riêng là \(\rho = 8,9{\rm{ }}g/c{m^3}.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm khối lượng kim loại sau khi điện phân
bởi thu thủy 06/08/2017
Câu này tính sao đâu ad ơi, giải chi tiết ra giúp em vs ad nhé!!
Một bình điện phân đựng dung dịch bạc Nitrat với Anốt làm bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là \(R = 2\Omega \) . Hiệu điện thế đặt ở hai cực là \(U = 10(V)\). Cho \(A = 108, n = 1\). Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là
Theo dõi (0) 4 Trả lời -
Tính thời gian điện phân
bởi thu hằng 06/08/2017
Hướng dẫn giúp em câu này được không ạ >>
Người ta muốn bóc một lớp đồng dày \(d = 10 \mu m\) trên một bản đồng diện tích \(S = 1cm^2\) bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,010A. Tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng. Cho biết đồng có khối lượng riêng là \(p = 8 900 kg/m^3\)
Theo dõi (0) 7 Trả lời -
Bài toán về điện trở Acquy và định luật Faraday.
bởi Lan Ha 30/07/2017
Bài toán về điện trở Acquy và định luật Faraday.
giúp em 2 bài này với ạ
1. Mắc một vôn kế điện trở rất lớn vào hai cực Acquy thì vôn kế chỉ 20V. Nếu mắc một Ampe kế điện trở R=8Ω vào hai cực Acquy thì Ampe kế chỉ 2A . Tìm điện trở trong của Acquy.
2. Cho mạch điện như hình vẽ: \({\varepsilon _1} = {\varepsilon _2},{\mkern 1mu} {r_1} = {r_2} = 1{\rm{\Omega }},{\mkern 1mu} R = 3{\rm{\Omega }},{\mkern 1mu} C = 100\mu F.\). Bình điện phân đựng dung dịch H2SO4 có sức phản điện ε′=2V , điện trở trong r′=1Ω có các điện cực trơ. Vôn kế V điện trở rất lớn, khóa K điện trở không đáng kể. Khi K ngắt V chỉ 14V . Khi K đóng, tính:
a) Số chỉ V? Điện tích của tụ điện.
b) Khối lượng các hóa chất thoát ra ở điện cực bình điện phân sau 16 phút 5 giây. (Cho O=16;H=1 )Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Bài toán về dòng điện trong chất điện phân - Định luật Faraday
Mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn có 15 pin, mỗi pin có \(e = 1,5V;{\mkern 1mu} r = \frac{1}{6}{\rm{\Omega }},{\mkern 1mu} {R_1} = 3{\rm{\Omega }},{\mkern 1mu} {R_3} = {R_4} = 4{\rm{\Omega }},\) , Ampe kế điện trở rất nhỏ,R2R2 là điện trở của bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 anod đồng. Biết sau 16 phút 5 giây khối lượng đồng giải phóng ở Katod là 0,48g. . Tính:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân.
b) Điện trở R2 và số chỉ Ampe kế.Theo dõi (0) 4 Trả lời